Cách chữa bệnh đầy hơi khó tiêu ở trẻ em

Đầy hơi, khó tiêu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ quấy khóc và chán ăn. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu kỹ về nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh đầy hơi khó tiêu ở trẻ em. Các phương pháp chữa đầy hơi thường có thể làm tại nhà, vì thế cha mẹ hãy bỏ túi vài mẹo dưới đây để giúp bé mỗi khi bé bị đầy bụng, khó tiêu.

Cách chữa bệnh đầy hơi khó tiêu ở trẻ em Cách chữa bệnh đầy hơi khó tiêu ở trẻ em

Nguyên nhân gây đầy hơi cho trẻ

Khi cha mẹ thấy trẻ hay quấy khóc, khó chịu hơn bình thường, bỏ ăn, và xì hơi nhiều lần, có thể bé đang bị đầy bụng, khó tiêu. Một cách để kiểm tra là quan sát bụng của bé. Nếu bụng của bé có tròn và căng, mặc dù đã 1-2 giờ sau bữa ăn, và khi vỗ nhẹ vào có tiếng kêu như tiếng trống thì khả năng cao là bé đang bị đầy hơi. Một vài nguyên nhân có thể gây đầy hơi cho trẻ là:

  • Chế độ ăn uống của mẹ: Các bé sơ sinh phần lớn còn đang bú mẹ. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bé. Khi bé có dấu hiệu đầy bụng, mẹ cần nghĩ đến nguyên nhân đầu tiên là do chế độ ăn uống của mình. Thực phẩm ôi thiu, thức ăn cũ nguội lạnh, thức ăn chưa được nấu chín hoặc thức ăn có tính hàn, có nhiều vị tanh, nếu ăn trong thời gian ở cữ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ.
  • Chế độ ăn bị thay đổi đột ngột: trong giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn uống, ví dụ như khi bé chuyển từ bú mẹ sang bú bình; khi bé bắt đầu ăn dặm, ..., hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa quen tiêu hóa nhiều loại thức ăn khác nhau. Vì thế, bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống cũng có thể khiến những bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm bị đầy bụng.
  • Bé không dụng nạp lactose trong sữa: Lactose là thành phần có trong hầu hết các loại sữa. Khi cơ thể bé không thể tiêu hóa được hoặc không tiêu hóa hết lactose, bé cũng sẽ bị đầy bụng. Khi cơ thể bé không tiết ra đủ men lactase để tiêu hóa lactose, lactose sẽ ứ đọng trong bụng, gây đầy bụng.
  • Di ứng với protein trong sữa: Nhiều trường hợp bé bị dị ứng với protein trong sữa. Việc này có thể khiến bé bị nôn trớ, khó thở, tiêu chảy ngoài biểu hiện đầy bụng, khó tiêu. Mẹ nên kiểm tra xem đây có phải nguyên nhân không trước khi loại bỏ sữa ra khỏi thực đơn của trẻ.
  • Dùng kháng sinh hoặc thuốc: Các loại thuốc kháng sinh thường tiêu diệt các vi sinh có lợi trong đường ruột khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn. Trong đó, đầy bụng là một trong số những vấn đề thường xảy ra nhất. Trong một số trường hợp cá biệt, bé cũng có thể bị đầy bụng do dị ứng với các thành phần của thuốc chữa bệnh hoặc thuốc tiêm phòng.
  • Trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón: Các vấn đề về tiêu hóa thường có liên quan đến nhau. Ví dụ,, khi bé bị trào ngược dạ dày, hơi bị tống xuất theo chiều ngược so với bình thường. Vì thế, bé hay bị trướng bụng, ợ hơi, dễ nôn ói. Khi bị táo bón, phân ứ đọng trong đại tràng. Từ đó, vi trùng sẽ sản sinh ra khí, làm bé bị đầy bụng. Còn khi bị tiêu chảy, bé bị mất điện giải, có thể dẫn đến bị trướng bụng. Cơ hoành bị chèn ép lại làm bé nôn ói nhiều, khiến cho tình trạng mất điện giải càng thêm trầm trọng, kéo theo đó là bé càng bị đầy bụng hơn.
vicare.vn-cach-chua-benh-day-hoi-kho-tieu-o-tre-em-body-1

Cách chữa bệnh đầy hơi khó tiêu ở trẻ em

Một trong những điều đầu tiên là mẹ phải tìm ra nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu cho trẻ, để có thể trị bệnh tận gốc. Nếu nguyên nhân là từ thực phẩm mẹ ăn vào, hoặc thực đơn của trẻ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn, và tham khảo bác sĩ dinh dưỡng để có thể chọn thực đơn tốt nhất cho trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ có thể làm theo các cách sau để giúp chữa các triệu chứng đầy hơi của trẻ ngay tức khắc:

Mát-xa bụng cho bé

Khoảng 30 phút sau khi ăn, mẹ hãy dùng hai hoặc ba ngón tay xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng của bé. Để tránh chà sát mạnh vào làn da mỏng manh của bé, gây tổn thương da, mẹ có thể dùng thêm dầu mát-xa, giúp bé thêm thư giãn, thoải mái, giảm cảm giác khó chịu vì bị đầy bụng.

Giúp bé xì hơi

Mẹ bế bé lên và ôm bé sát vào ngực, hơi ngả người ra sau hoặc mẹ bế bé sao cho bụng bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Sau đó, mẹ dùng tay vuốt lưng cho bé xì hơi dễ hơn.

Cách này cũng có thể thực hiện khi đặt bé nằm ngửa. Mẹ nắm chặt phần chân gần đầu gối, đẩy chân lên phía ngực, chân còn lại đẩy xuống phía dưới. Mẹ đổi bên và lặp đi lặp lại động tác “đạp xe” này. Động tác này cũng giúp giảm khí trong bụng rất hiệu quả.

Chườm nóng bụng bé

Mẹ chuẩn bị 2 chiếc khăn tay, nhúng vào nước nóng và vắt khô. Khi độ nóng phù hợp và đảm bảo không làm bỏng da bé, mẹ đặt 1 khăn đã gấp gọn lên bụng và dùng cái còn lại quấn quanh bụng để cố định lại. Hơi nóng và sức nặng của cái khăn sẽ giúp đẩy hơi trong bụng bé ra dễ dàng hơn.

Giúp trẻ ợ hơi

Đây là hành động được nhiều bác sĩ khuyên thực hiện sau khi cho bé sơ sinh bú xong để giảm triệu chứng nôn trớ, trào ngược thực quản ở các bé. Mẹ hãy bế bé sao cho đầu bé tựa vào vai mẹ. Sau đó, mẹ vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé phát ra những tiếng ợ hơi.

vicare.vn-cach-chua-benh-day-hoi-kho-tieu-o-tre-em-body-2

Thực phẩm gì giúp giảm đầy hơi, khó tiêu cho trẻ

Với những bé lớn hơn, trên 1 tuổi, và đã bắt đầu ăn các thực phẩm khác ngoài sữa, có thể cho bé dùng các thực phẩm sau để giảm đầy hơi, khó tiêu:

  • Tỏi: chỉ cần phi thơm một lát tỏi và cho vào cháo của bé có thể giúp bé tránh bị đầy bụng. Một cách khác nữa là chế biến nước tỏi từ 30g tỏi và 10g đường phèn. Tỏi giã nhỏ và ủ với đường phèn khoảng 15 phút, rồi pha hỗn hợp này vào 100ml nước. Cho trẻ uống nước này khoảng 2 lần một ngày sẽ giảm đầy hơi rất hiệu quả.
  • Vỏ cam, vỏ quít: nếu có sẵn vỏ cam, vỏ quít khô trong nhà, cha mẹ có thể thái nhỏ, ngâm với nước sôi khoảng 10-15 phút, rồi cho trẻ uống. Vỏ cam, vỏ quít là vị thuốc dân gian, thường được dùng để giảm đầy bụng, khó tiêu.
  • Quả cam tươi: nếu không có vỏ cam khô, các bạn cũng có thể cho bé ăn cam tươi. Cam chứa nhiều vitamin và chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ.
  • Nước chanh với gừng: pha 2 thìa nước chanh với mật ong, nước ấm, và một nhánh gừng, rồi cho trẻ uống cũng là một cách giảm đầy bụng cho trẻ. Nếu không muốn cho gừng, một ly nước chanh ấm cũng có tác dụng tốt thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ.

Cách phòng ngừa đầy bụng, khó tiêu cho trẻ:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các bậc cha mẹ nên làm theo các hướng dẫn sau để phòng ngừa bệnh đầy hơi, khó tiêu ở trẻ:

  • Nếu trẻ đang ở giai đoạn bú mẹ, cho trẻ bú đúng tư thế là rất quan trọng để tránh bị đầy hơi. Nếu trẻ bú không đúng tư thế sẽ dễ nuốt phải khí thừa từ bên ngoài. Tư thế đúng là mẹ ôm bé để ngực bé áp sát ngực mẹ, cằm bé chạm tới đầu ti của mẹ. Nếu trẻ bú bình, mẹ cần cho sữa ngập núm ti để tránh việc trẻ nuốt phải không khí thừa bên trong bình sữa, gây đầy hơi.
  • Với trẻ ăn dặm, nên hạn chế không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ sinh hơi như bim bim, xúc xích, bánh mỳ, ...
  • Không bắt trẻ bú hoặc ăn quá no
  • Lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ để tránh bị dị ứng.

Xem thêm:

  • 15 loại thực phẩm có thể gây đầy hơi
  • Những thực phẩm tốt nhất khi bị đầy hơi
  • Khi bị chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì?