Cách chữa bệnh chảy máu ở hậu môn
Chảy máu hậu môn gây ra vô số phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, khiến chúng ta đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn. Làm sao để chấm dứt nỗi phiền toái này? Cùng HoiBenh tìm hiểu cách chữa bệnh chảy máu ở hậu môn trong bài viết này.
Cách chữa bệnh chảy máu ở hậu môn
Chảy máu hậu môn gây ra vô số phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, khiến chúng ta đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn. Làm sao để chấm dứt nỗi phiền toái này? Cùng HoiBenh tìm hiểu cách chữa bệnh chảy máu ở hậu môn trong bài viết này.
Chảy máu ở hậu môn là bệnh gì?
Hậu môn là vị trí cuối cùng của ống tiêu hóa. Do vậy chảy máu hậu môn được biết đến là một hiện tượng chảy máu tiêu hóa, có nguyên nhân xuất phát tại hậu môn hoặc gần ống hậu môn. Chảy máu hậu môn thường là dấu hiệu của một số bệnh như: nứt kẽ hậu môn, trĩ, viêm loét trực tràng,...
- Bệnh trĩ là hệ quả tất yếu của sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch tại khu vực hậu môn, tạo thành các búi trĩ có thể sa ra bên ngoài hậu môn hoặc ở bên trong hậu môn. Ở giai đoạn đầu, lượng máu chảy ra ít với những vệt máu nhỏ xuất hiện ở giấy vệ sinh; sau đó là những giọt máu, tiêu máu ở các giai đoạn nặng hơn.
- Nứt kẽ hậu môn được đặc trưng bởi những vết nứt ở hậu môn, đây là hệ quả của bệnh táo bón kéo dài nhiều ngày; khiến người bệnh phải rặn để phân ra ngoài, làm cho hậu môn căng ra và nứt. Người bị nứt kẽ hậu môn thường bị đau rát, ngứa, rát đau, nhiễm khuẩn hậu môn do phân tiếp xúc với vết nứt, sót phân do đau, chảy máu hậu môn khi đại tiện.
- Polyp trực tràng, đại tràng: Sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng và đại tràng sẽ tạo nên các polyp. Người bị polyp trực tràng, đại tràng thường đi ngoài ra phân lẫn với máu, đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn. Nếu polyp vỡ ra sẽ tạo ra hiện tượng chảy máu ồ ạt ở hậu môn. Máu có màu đỏ sẫm, đỏ, hoặc đỏ nâu.
- Viêm loét trực tràng: Các tổn thương trực tràng do táo bón lâu ngày, chấn thương trực tràng, rặn khi đại tiện thường tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, tấn công và hình thành lên các vết loét ở tại đây. Vết loét tiến triển ở mức độ nặng thường dẫn đến chảy máu trực tràng, chảy máu lẫn chất nhầy, kèm theo cảm giác mót rặn khi đại tiện, căng tức trực tràng, đau bụng. Bệnh viêm loét trực tràng không được điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ ung thư trực tràng. Nói đến ung thư trực tràng thì căn bệnh này cũng có một triệu chứng điển hình đó là chảy máu hậu môn, bệnh phát triển chậm và âm thầm; người bệnh bị sụt cân, suy nhược cơ thể, không dung nạp được thức ăn và cơ thể thường xuyên thiếu máu.
Ngoài ra, nguyên nhân của hiện tượng chảy máu hậu môn còn đến từ các bệnh: nhiễm nấm, bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm khuẩn Herpes, Chlamydia,...
Qua phân tích nêu trên, có thể thấy hiện tượng chảy máu ở hậu môn là một hiện tượng nên được quan tâm, chúng ta không nên thờ ơ nếu mình cũng rơi vào trường hợp như vậy. Tóm lại, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu hậu môn có hiện tượng chảy máu hoặc chảy máu kèm theo các triệu chứng: ngứa rát, nứt kẽ hậu môn, máu kèm phân khi đi đại tiện, máu chảy nhỏ giọt hoặc ồ ạt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn,..
Những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày do nứt kẽ hậu môn gây ra
Chảy máu hậu môn chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chảy máu hậu môn làm cho khu vực này thường xuyên rơi vào trạng thái ẩm ướt không như mong muốn, khiến cho chúng ta phải thường xuyên thủ sẵn khăn, băng vệ sinh hoặc giấy để thấm máu. Hơn nữa, môi trường ẩm ướt còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và phát triển gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Chảy máu hậu môn kéo dài còn gây nên tình trạng thiếu máu, mất máu thường xuyên làm cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ, khiến cho cảm giác lo lắng luôn thường trực,.. Ngoài ra, ham muốn tình dục cũng giảm đi khi bạn bị chảy máu thường xuyên do tâm lý ngại ngùng, lo lắng, tự ti.
Cách chữa bệnh chảy máu ở hậu môn
Cách chữa bệnh chảy máu ở hậu môn như thế nào? Có lẽ đã không ít lần người bệnh tự đặt ra câu hỏi này và lên mạng tìm câu trả lời. Đây cũng có thể là lý do mà bạn ghé qua Vicare và đọc bài viết này. Như chúng ta đã biết, chảy máu hậu môn không đơn thuần chỉ là chảy máu mà còn là hiện tượng bệnh lý không nên chủ quan. Khi đi khám, bác sĩ sẽ tìm ra gốc rễ, cội nguồn “Tại sao bạn bị chảy máu hậu môn?”. Nếu do bệnh trĩ, bạn sẽ được điều trị bệnh trĩ một cách triệt để, các bệnh khác cũng tương tự như vậy:
- Bệnh trĩ được điều trị bằng cách đặt thuốc chống viêm, chống phù nề ở hậu môn hoặc thuốc bôi; bài thuốc dân gian từ lá diếp cá, lá bỏng, lá thiên lý; cắt búi trĩ, đốt lạnh, dropper,..
- Nứt kẽ hậu môn được điều trị thông qua các phương pháp sử dụng thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc kháng sinh; nong hậu môn, thay đổi chế độ dinh dưỡng,...
- Polyp trực tràng, đại tràng: bác sĩ thường cắt polyp trực tràng và đại tràng để tránh nguy cơ biến chứng thành ung thư.
- Viêm loét trực tràng: điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Ung thư trực tràng cần thời gian điều trị dài kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau từ nội cho đến ngoại khoa.
Chảy máu hậu môn hoàn toàn có thể thuyên giảm nhờ những những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày:
- Luôn giữ cho hậu môn sạch sẽ và khô ráo: Vệ sinh hậu môn sạch sau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện bằng nước sạch, sau đó lấy khăn mềm thấm khô nước; không nên sử dụng xà phòng để tẩy rửa hậu môn. Rửa tay sạch khi bạn vệ sinh hậu môn vì vi khuẩn trên tay có thể nhiễm chéo sang hậu môn và gây bệnh.
- Đồ lót: Bạn nên chọn loại chất liệu cotton để tránh ra mồ hôi đồng thời hạn chế nhiễm khuẩn.
- Không ngồi hoặc đứng ở một vị trí quá lâu vì hai hành động này đều không tốt cho hậu môn.
- Tránh làm việc nặng để tạo áp lực lên hậu môn.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Uống đủ nước, bổ sung nhiều chất xơ; hạn chế sử dụng đồ ăn có chứa chất kích thích như đồ cay, nóng, cafe, bia, rượu.
- Điều trị dứt điểm táo bón, các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
- Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?
- Biểu hiện và cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn mạn tính
- Những điều cần biết về bệnh trĩ