Cách chữa bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là bệnh khi da bị khô, đỏ và ngứa ngáy. Bệnh không nguy hiểm nhưng có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Vì thế, các bậc cha mẹ muốn tìm cách chữa bệnh chàm ở trẻ sơ sinh hãy đọc bài viết dưới đây.

Cách chữa bệnh chàm ở trẻ sơ sinh Cách chữa bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là bệnh khi da bị khô, đỏ và ngứa ngáy. Bệnh không nguy hiểm nhưng có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Vì thế, các bậc cha mẹ muốn tìm cách chữa bệnh chàm ở trẻ sơ sinh hãy đọc bài viết dưới đây.

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là do đâu?

Bệnh chàm, hay còn gọi là chàm sữa, ở trẻ nhỏ là một loại viêm da cơ địa, thường xuất hiện dưới dạng mẩn đỏ, khô da và ngứa. Các vùng da khô thường xuất hiện ở đầu, mặt và các vùng có nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân, ... rồi lan da cánh tay, chân, ngực. Trên nền da khô có khi còn xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti. Bệnh chàm phần lớn xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Vết chàm không lây lan, và không gây nguy hiểm, nhưng lại ngứa ngáy, dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường trên da, gia đình nên đưa đi khám để được chẩn đoán một cách chắc chắn.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm vẫn chưa được tìm ra, nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó là do di truyền. Nếu tiền sử gia đình bị bệnh chàm khi còn bé, thì trẻ cũng có khả năng bị bệnh chàm rất cao. Các vết chàm không phải do phản ứng dị ứng của da, nhưng các tác nhân như phấn hoa, khói thuốc cũng có thể làm vết chàm lan ra. Khi làn da khô, sẽ dẫn đến sẽ dẫn đến hư tổn. Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây kích ứng bên ngoài. Da khô khiến cho các tác nhân dễ xâm nhập hơn, gây kích ứng và viêm da.

vicare.vn-cach-chua-benh-cham-o-tre-so-sinh-body-1

Cách chữa bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng bệnh chàm gây khó chịu cho trẻ và nếu trẻ gãi ra, sẽ gây tổn thương da, để lại sẹo. Bệnh chàm là bệnh do cơ địa, không thể chữa dứt điểm, mà sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên. Vì thế, việc các bậc cha mẹ cần làm là chăm sóc làn da cho trẻ để tránh hư tổn thêm.

  • Vệ sinh sạch sẽ: tắm rửa hàng ngày giúp vệ sinh da cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên chọn các loại sữa tắm, dầu gội đầu dịu nhẹ cho da. Không nên để trẻ ngồi trong nước xà phòng lâu. Không nên tắm cho trẻ bằng nước quá nóng vì đây cũng là một nguyên nhân khiến cho da khô hơn. Sau khi tắm, cha mẹ nên lau người cho trẻ bằng khăn mềm.
  • Dưỡng ẩm cho da: việc giữ độ ẩm cho da là rất quan trọng. Ngay sau khi tắm, khi da của trẻ còn mềm và hơi ẩm, cần thoa lên da bé kem dưỡng ẩm hoặc một số loại thuốc mỡ dưỡng ẩm cho trẻ em. Bạn cần đảm bảo đây là loại kem an toàn, không gây kích ứng da. Ngoài ra, việc sử dụng máy tạo độ ẩm vào mùa khô cũng sẽ giúp cho da bé không bị quá khô.
  • Giữ da thông thoáng: nên cho bé mặc quần áo bằng vải cotton, và các chất liệu thông thoáng, dễ thấm mồ hôi. Tránh cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, và tránh các loại vải có thể cọ xát vào da trẻ.
  • Chọn nước giặt quần áo và nước xả vải dành cho da nhạy cảm khi giặt quần áo và chăn, ga, gối cho bé.
  • Khi bé đang bị chàm, tránh để bé bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ngoài ra, nên tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc, ...

Nếu như vết chàm của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, mà trở nên nặng hơn, gia đình cần đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể kê cho bé một số loại thuốc steroid giúp làm giảm kích ứng da trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các loại thuốc này có tác dụng phụ, chỉ được phép sử dụng ngắn ngày và đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các bậc cha mẹ không nên tự ý sử dụng.

Xem thêm:

  • Bệnh chàm thể tạng ở trẻ em là gì?
  • Bệnh chàm ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp xử lý
  • Mẹ cần lưu ý điều này nếu muốn dùng sữa tắm cho trẻ bị chàm