Cách chữa bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở tay là một tình trạng viêm da ở tay khiến da bong tróc, nứt nẻ, không chỉ gây khó chịu, khó khăn khi làm việc, hoạt động cho người mắc mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Vậy cách chữa bệnh á sừng ở tay là như thế nào? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.
Cách chữa bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở tay là gì?
Bệnh á sừng ở tay (hay bệnh chàm khô, bệnh Eczema) là tình trạng da tại bàn tay, đặc biệt là lòng bàn tay khô ráp, bong tróc, nứt nẻ, gây chảy máu, nhất là tại vị trí đầu ngón tay, giữa hoặc rìa lòng bàn tay. Khi thời tiết thay đổi, chuyển sang giá lạnh thì tình trạng này càng biểu hiện rõ rệt. Bệnh nhân bị á sừng ở tay không chỉ gặp khó khăn và đau nhiều trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày, mà còn gây mất thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp, ví dụ khi bắt tay hay giơ tay chào,... Cụ thể, những hậu quả mà bệnh á sừng ở tay gây ra đó là:
- Da bong tróc, trầy xước, chảy máu,... là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát sinh, xâm nhập và phát triển tại các vị trí tổn thương.
- Có thể nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngay tại những lớp sừng đã và đang bong trên tay.
- Lở loét da do nhiễm trùng thứ phát.
- Khi ra mồ hôi, nhất là vào mùa hè, bệnh nhân dễ ngứa da, nổi mụn nước, móng tay xù xì,... Mụn nước vỡ ra khá đau và khó chịu.
- Đặc biệt vào mùa đông, khi da mất nước, khô ráp, nhăn nheo, dễ chảy máu. Lúc này bệnh nhân bị làm phiền bởi những cơn đau. Thậm chí có nhiều bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược cơ thể vì đau.
- Làm giảm hiệu quả làm việc. Gây mất thẩm mỹ, stress, tự ti khi giao tiếp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh á sừng ở tay hiện tại vẫn chưa được xác định chính xác. Một số nguyên nhân được chỉ ra dựa trên thống kê tại cộng đồng như sau:
- Tay thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, nhất là các hóa chất độc hại cho da như hóa chất tẩy rửa (xà phòng, nước rửa bát), mỹ phẩm, chất độc hại (thuốc nhuộm tóc, nhuộm vải), hay nguồn nước bị ô nhiễm,... Đặc biệt sau khi dùng không rửa kĩ lại tay, các hóa chất còn dư bám lại trên tay. Quá trình này kéo dài làm da hình thành các mảng bám, dần dần bong tróc, lở loét, từ nhẹ đến nặng.
- Thời tiết: là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến sự biểu hiện của bệnh á sừng ở tay. Khi thời tiết càng lạnh, độ ẩm của da càng mất cân bằng, đặc biệt ở da tay khi da vùng này ít được quan tâm chăm sóc nếu không có bệnh. Vì khô nên da dễ bong tróc, tạo thuận lợi cho hình thành á sừng.
- Do cơ địa: Nhiều người có làn da nhạy cảm, dễ đáp ứng mạnh với các kích thích từ bên ngoài. Cùng với giai đoạn hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém là cơ hội cho các dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi, nguồn nước ô nhiễm,... gây phản ứng dị ứng, đôi khi dẫn đến á sừng ở tay.
- Thiếu hụt một hoặc một số nhóm chất dinh dưỡng làm thay đổi chất lượng lớp sừng trên da. Nhóm chất thường thiếu nhất ở bệnh nhân á sừng ở tay là vitamin, đơn cử như vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E,...
- Do di truyền: Chưa có nghiên cứu chính xác về đoạn gen hay nhân tố di truyền nào gây nên bệnh á sừng ở tay. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu chỉ ra, trong gia đình có cả bố và mẹ mắc á sừng ở tay thì con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị á sừng ở tay, khả năng con bị bệnh giảm đi đáng kể, chỉ còn ở mức thấp.
- Một số yếu tố nguy cơ như vệ sinh da tay không sạch, nhiễm khuẩn kéo dài trong lao động, sinh hoạt, môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm,... cũng được quan sát và có tỉ lệ cao hơn ở những người mang bệnh á sừng ở tay.
Vậy đâu là triệu chứng cho thấy bạn bị á sừng ở tay? Thực tế cho thấy, không khó để phát hiện những dấu hiệu của bệnh á sừng ở tay. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường không điển hình cho chỉ một bệnh, vì thế rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác cũng có biểu hiện ở tay như bệnh vảy nến, tổ đỉa,... Do đó, cần theo dõi sớm khi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Vị trí tổn thương thường gặp: móng tay, khuỷu tay, các đầu ngón tay, bàn tay
- Da tay khô ráp. nứt nẻ, bong tróc. Móng tay chai sạn, nhăn nheo.
- Các vị trí tổn thương thường chảy ít máu, nứt khá sâu ở gốc ngón (đứt cổ gà).
- Khó khăn hoặc không thể cầm nắm các vật, đặc biệt là những vật có kích thước nhỏ, cần hoạt động tinh tế vì á sừng ở tay làm da đau rát, khó chịu.
- Khi bị thấm nước, xuất hiện các mảng da trắng rồi bong ra trên tay.
- Lớp sừng bong ra lộ da hồng nhạt hay da non.
- Mất dấu vân tay tại các ngón tay mang tổn thương do bong tróc lớp da non.
- Các đầu ngón tay nứt toác, chảy máu, đau khi chỉ chạm vào vật khác.
- Một số người có xuất hiện các mụn nước sâu, chảy máu, bong tróc khi khô.
Cách chữa bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở tay là bệnh khá phổ biến, đã xuất hiện từ lâu nên Y học cổ truyền hay Y học hiện đại đều đã nghiên cứu và tìm ra những biện pháp trị liệu khác nhau. Tùy theo thể bệnh, mức độ, đáp ứng của mỗi người mà sử dụng một hoặc kết hợp một số biện pháp cho phù hợp. HoiBenh xin giới thiệu cách chữa bệnh á sừng ở tay để bạn đọc tham khảo.
Chữa bệnh á sừng ở tay bằng các loại thuốc Tây y
Bản chất là một bệnh lý nhiễm khuẩn, dị ứng nên một số nhóm thuốc Tây y có hiệu quả khá nhanh chóng, lại đơn giản, dễ sử dụng. Thông thường bác sĩ kết hợp thuốc dùng đường toàn thân và thuốc bôi tại chỗ, ngoài da để chữa bệnh á sừng ở tay. Trong đó bao gồm:
- Acid salicylic: Thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm sừng hóa, làm da mềm mịn, giảm bong tróc. Ngoài ra, acid salicylic còn có tác dụng kháng khuẩn, tránh viêm nhiễm thứ phát tại các vị trí tổn thương. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng chỉ định, đúng liều, nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng không mong muốn như hoại tử da. Vì vậy, một trong những nguyên tắc khi muốn sử dụng thuốc Tây là dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Một số thuốc có tác dụng bạt sừng khác: betnoval, diporsalic, dibetalic,...Bôi vào da tay 1 - 3 lần mỗi ngày, tránh các vùng da nứt có chảy máu.
- Nhóm chống viêm corticoid (Certerizin, Prednisolon, Fexofenadin): Thường được chỉ định dùng trong á sừng chuyển nặng. Corticoid có đặc tính kháng viêm, có dưỡng ẩm và chống lại quá trình sừng hóa, giúp giảm nhanh các triệu chứng như ngứa, bong tróc da do á sừng ở tay. Nhóm thuốc này thường được sử dụng tại vị trí tổn thương, bôi trực tiếp một lớp mỏng lên da tay trong 1 - 2 tuần rồi dừng thuốc.
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc chống dị ứng, có tác dụng điều trị triệu chứng của bệnh á sừng ở tay. Nhóm thuốc này có đặc tính gây nên một số tác dụng phụ như làm người dùng chóng mặt, buồn ngủ,... Do đó, lời khuyên cho bệnh nhân dùng kháng histamin là thận trọng, hạn chế hoặc hoàn toàn tránh các công việc như lái xe, làm việc trên cao, cần sự tập trung,... khi đang dùng thuốc.
- Thuốc chống nấm: dẫn xuất imidazol, griseofulvin, nizoral,...
- Thuốc điều hòa miễn dịch: pimeccromimus, tacrolimus,...
- Kháng sinh: Ngăn ngừa viêm nhiễm thứ phát, hỗ trợ điều trị bệnh. Tùy vào hệ vi khuẩn và mức độ bệnh mà bác sĩ chỉ định các loại kháng sinh phù hợp.
- Một số sản phẩm dưỡng ẩm, dưỡng da tay.
Khi dùng thuốc Tây để chữa bệnh á sừng ở tay, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh lạm dùng thuốc: dùng quá liều, kéo dài hoặc khi chưa được chẩn đoán chính xác bệnh. Vì các loại thuốc chữa bệnh á sừng ở tay kể trên có thể nhanh chóng làm giảm triệu chứng bệnh, loại bỏ tác nhân gây bệnh nhưng đi kèm với đó là các tác dụng không mong muốn khá nặng nề như suy gan, suy tim, suy thận,... nếu dùng không đúng chỉ định. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng khi được kê đơn dùng các thuốc này vì tác dụng dược lực, dược động học, liều an toàn đã được tính toán để đảm bảo an toàn nếu sử dụng đúng.
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chẩn đoán xác định và ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Ngừng thuốc, thông báo với bác sĩ và đi khám lại ngay nếu có biểu hiện kháng thuốc, nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả (trong thời gian khuyến cáo),...
- Không tự ý dừng thuốc (dùng chưa đủ liều) khi thấy triệu chứng đã đỡ hoặc khỏi vì mặc dù có vẻ như bệnh đã khỏi hoặc sắp khỏi, nhưng các vi khuẩn, nấm, tác nhân gây hại,... chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Việc dừng thuốc quá sớm tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh gen kháng thuốc, khiến cho chúng càng trở nên nguy hiểm hơn.
Chữa bệnh á sừng ở tay theo quan điểm Y học cổ truyền
Việc dùng các nguyên liệu tự nhiên thay thế cho thuốc Tây y để chữa bệnh á sừng ở tay đã được truyền miệng trong dân gian từ lâu và được kiểm chứng bằng kinh nghiệm thực tiễn. Tuy chưa được khoa học chứng minh một cách đầy đủ nhất, nhưng thực tế cho thấy có một số bài thuốc tác dụng giảm triệu chứng tốt và nhanh chóng trên những bệnh nhân á sừng ở tay. Có thể kể đến như:
Dùng cây sài đất
- Nguyên liệu này khá dễ tìm kiếm, với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp chữa bệnh á sừng ở tay hiệu quả. Cách dùng:
- Lấy một nắm sài đất, rửa sạch với nước ở nhiệt độ thường.
- Cho sài đất đã rửa vào 2l nước, nấu sôi trong khoảng 10 phút..
- Để nguội. Ngâm tay trong nước này 20 phút.
- Dùng lâu dài cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Dùng trà xanh
- Tương tự như sài đất, lá trà xanh vốn được biết đến với các thành phần kháng khuẩn, hiệu quả đối với bệnh nhân bị bệnh á sừng ở tay. Cách dùng:
- Chuẩn bị khoảng 50g lá trà xanh, rửa sạch với nước ở nhiệt độ thường.
- Vò nát lá trà xanh đã rửa.
- Cho lá trà xanh vào ấm, thêm nước, nấu sôi trong khoảng 5 phút.
- Tắt bếp, thêm một ít muối hạt sạch.
- Ngâm tay trong nước trà xanh vừa làm.
Dùng dầu dừa
- Dầu dừa chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, giúp dưỡng ẩm cho da, củng cố hàng rào bảo vệ, làm mềm da tay. Người bị bệnh á sừng ở tay da tay thường khô ráp, bong tróc nên tác dụng dưỡng ẩm là cực kì cần thiết và hiệu quả trong điều trị bệnh. Cách dùng:
- Rửa sạch tay bằng nước ấm sạch, lau khô bằng khăn mềm.
- Dùng dầu dừa thoa đều và massage tay.
- Lặp lại nhiều lần trong ngày, liên tục cho đến khi triệu chứng khô ráp, bong tróc da giảm.
Dùng lá lốt
- Với thành phần kháng sinh, kháng khuẩn đã được nghiên cứu và chứng minh ở cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại, lá lốt có tác dụng làm lành nhanh các tổn thương, tái tạo và kích thích hình thành da non. Có 2 cách thường được dùng đó là:
Cách 1:
- Lấy một lượng vừa đủ lá lốt (tùy theo bệnh nhân mong muốn - có thể tự định lượng sau một vài lần thực hiện) rửa sạch.
- Phơi khô, sao vàng lá lốt vừa rửa.
- Sắc lấy nước lá lốt đặc để uống.
- Dùng liên tục trong 5 - 7 ngày.
Cách 2:
- Chuẩn bị 30g lá lốt tươi, rửa sạch với nước ở nhiệt độ thường. Để ráo.
- Cho lá lốt vừa rửa vào khoảng 1 lít nước. Nấu sôi trong 20 phút.
- Có thể thêm một ít muối hạt khi nấu.
- Để nước nguội còn khoảng 30 độ, đem ngâm tay.
- Thực hiện thường xuyên, liên tục vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Dùng nha đam
- Có thể dùng dưới dạng gel bôi lên tay sau khi tắm và làm sạch tay hoặc đem nấu nha đam với đường phèn và nước để uống như nước uống thông thường. Dùng lâu dài cho đến khi giảm triệu chứng khô da, bong tróc, nứt nẻ của bệnh á sừng ở tay.
Dùng cây đinh lăng và huyết dụ
- Với tỉ lệ đinh lăng gấp đôi huyết dụ, đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.
Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc, bao gồm:
- Thuốc ngâm rửa: Với thành phần gồm dược liệu trầu không, mò trắng, ô liên rô, ích nhĩ tử, có tác dụng sát khuẩn tại vị trí tổn thương, làm mềm da và thấm sâu, ngăn tổn thương tái phát.
- Thuốc uống: Với thành phần kim ngân hoa, tang bạch bì, bồ công anh, ké đầu ngựa, và một số dược liệu quý khác, có tác dụng giải độc toàn thân, tiêu viêm, giảm triệu chứng ngứa rát, đồng thời tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan.\
- Thuốc bôi ngoài da: Với thành phần mật ong, tạng bạch bì, bí đao thiên mã hồ giúp làm mềm da, tái tạo da, tăng đàn hồi, giảm tổn thương do bong nứt da.
Bài thuốc này đã được kiểm nghiệm và chứng minh, được đưa vào dây chuyền sản xuất tiêu chuẩn GACP - WHO. Thời gian điều trị bệnh phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng bệnh á sừng ở tay và sự đáp ứng của bệnh nhân. Thông thường một lộ trình điều trị với Thanh bì dưỡng can thang bao gồm:
- Thải độc, giải độc cơ thể trong 7 - 15 ngày (1 - 2 tuần) đầu.
- Giảm triệu chứng bệnh sau 15 - 30 ngày dùng thuốc.
- Triệu chứng giảm đáng kể (80 -90%) sau 30 - 60 ngày (1 - 2 tháng) dùng thuốc.
- Loại bỏ hoàn toàn triệu chứng sau 60 - 90 ngày (2 - 3 tháng) dùng thuốc.
Dưỡng ẩm cho da tay
Một cách khá đơn giản và phổ biến để chữa bệnh á sừng ở tay, đem lại hiệu quả tốt, nhất là ở những bệnh nhân với các triệu chứng nhẹ, đó là dưỡng ẩm cho da tay bằng các sản phẩm dưỡng ẩm thông thường. Cách dùng cũng khá đơn giản:
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm hoặc có thành phần dưỡng ẩm như Skincare U, lacticare, Lacticare HC, Vaserlin, Cream ure 5 – 10%,... bôi trực tiếp lên bề mặt da bị á sừng ở tay sau khi đã làm sạch và để khô tay 3 - 5 phút.
- Bôi khoảng 500-600g với người lớn và 250g với trẻ em bị á sừng ở tay mỗi tuần.
Lưu ý trong sinh hoạt khi đang chữa bệnh á sừng ở tay
Xà phòng cho người viêm da cơ địa nên dùng loại nào không kích ứng da? Dù chọn phương pháp điều trị nào, thì bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý đến thói quen ăn uống, sinh hoạt khi bị bệnh á sừng ở tay. Vì bệnh này liên quan khá nhiều đến yếu tố môi trường và tác động từ bên ngoài, do đó việc ăn uống, sinh hoạt phù hợp, khoa học cũng góp phần không nhỏ trong hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể:
Về dinh dưỡng:
- Hạn chế một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Vì tình trạng kích ứng da khá lớn, người bị bệnh á sừng ở tay nên lưu ý và hạn chế khi ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như thịt bò, thịt gà, tôm, cua, nhộng, côn trùng,...
- Bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhất là vitamin bằng trái cây, rau xanh,...
- Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... Tốt hơn nếu bỏ hoàn toàn.
Về thói quen sinh hoạt:
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp bằng tay: các chất tẩy rửa, một số loại hóa chất làm “bào mòn” da tay: xà phòng, nước rửa bát, bột giặt,... Vì vậy, nếu cần tiếp xúc với các loại hóa chất kể trên, tốt nhất nên dùng găng tay.
- Vệ sinh da tay sạch sẽ: Hành động đơn giản nhưng lại rất hiệu quả giúp bệnh nhân có thể tránh được phần lớn vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh vì có thể làm cho bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
- Cắt móng tay thường xuyên.
- Không bóc vảy da bị tróc hay chà xát quá mạnh để bóc đi lớp sừng trên da tay.
- Không ngâm tay quá lâu trong nước.
- Dưỡng ẩm da tay thường xuyên bằng kem dưỡng ẩm, đặc biệt là vào mùa đông.
- Bảo vệ da tay bằng một số đồ dùng như găng tay, áo dài tay,... khi thời tiết thay đổi vào mùa lạnh.
- Bảo vệ các đầu ngón tay bằng da tay ở nhân viên văn phòng, khi cần làm việc với máy tính, bàn phím thường xuyên.
Như vậy, có rất nhiều cách chữa bệnh á sừng ở tay. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh á sừng ở tay, bạn đọc hay người thân nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị cũng như hỗ trợ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Bệnh á sừng ở tay có chữa được không?
- Tại sao nhiều người ưa thích việc chữa bệnh chàm bằng dầu dừa?
- Xà phòng cho người viêm da cơ địa nên dùng loại nào không kích ứng da?