Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng

Chăm sóc vết thương nhiễm trùng là một kiến thức vô cùng quan trọng, bởi vì vết thương bị nhiễm trùng chính là nguyên nhân gây ra nguy cơ tử vong đối với cả vết thương bình thường và vết thương mổ. Do vậy, khi có vết thương bạn nên chú ý chăm sóc và theo dõi vết thương để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng

1. Nguyên nhân khiến vết thương nhiễm trùng

Có rất nhiều yếu tố có làm cho vết thương nhiễm trùng, những vết thương bị nhiễm trùng có thể là vết mổ bao gồm: vết thương bị bẩn hoặc có dị vật ở bên trong; vết thương bị thiếu dinh dưỡng (như thiếu máu nuôi lưu thông tới vết thương); hoặc bị tiền căn bệnh lý, vết thương qua cuộc mổ kéo dài, các loại vết mổ,... Ngoài ra. các yếu tố khác như tuổi tác, mắc bệnh ác tính, hoặc bệnh chuyển hóa, bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, lây nhiễm từ vùng khác, ... được coi là một trong những nguy cơ có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Một số những nguyên nhân khác được cho là nguy cơ làm cho vết thương nhiễm trùng như:

- Do chấn thương lặp đi lặp lại.

- Bênh nhân mắc các bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, bệnh ung thư, hoặc các bệnh về gan, tim...

- Do lạm dụng quá nhiều các loại thuốc và chất kích thích.

- Do trải qua một khoảng thời gian mổ quá 2 giờ đồng hồ.

vicare.vn-cach-cham-soc-vet-thuong-bi-nhiem-trung-body-2

2. Dấu hiệu nhận biết vết thương nhiễm trùng

Khi bị thương, bạn nên chú ý một trong những dấu hiệu sau vì đó có thể là nguy cơ khiến cho vết thương nhiễm trùng:

- Biểu hiện sốt cao

- Chỗ vết thương có dấu hiệu bị sưng, đỏ, cảm thấy nóng, rát và đau...,cảm giác đau có dấu hiệu tăng dần chứ không hề giảm bớt theo thời gian

- Khi bạn thấy máu hoặc mủ chảy ra từ vết thương.

- Khi vết thương có mùi hôi.

3. Cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng

Để chăm sóc vết thương nhiễm trùng còn phải tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí của vết thương và khu vực mà vết thương gây ảnh hưởng tới. Bên cạnh đó thì sức khoẻ của người bệnh, thời gian bị thương cũng là một trong những điều cần chú ý khi xử lý vết thương nhiễm trùng:

- Cách 1: Rửa sạch vết thương: khi bị vết thương nhiễm trùng bạn nên rửa vết thương với nước muối sinh lý hoặc sử dụng các dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone,... hoặc bạn có thể rửa vết thương với xà phòng nhưng cần chú ý chọn loại xà phòng nhẹ nhàng, không gây kích ứng da khi sử dụng. Khi rửa vết thương, bạn có thể cắt mở một phần vết thương để rửa sạch.

- Cách 2: Loại bỏ vi khuẩn, các mô hoại tử: khi xử lý vết thương nhiễm trùng thì việc loại bỏ những phần hoại tử ở vết thương là khâu vô cùng quan trọng. VÌ loại bỏ những dịch mủ, vi khuẩn và mô hoại tử chính là giúp loại bỏ nguyên nhân gây vết thương nhiễm trùng và giúp tránh để tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và lan rộng. Để loại bỏ phần hoại tử có thể áp dụng phương pháp thực hiện các thủ thuật cắt bỏ phần hoại tử (có thể phẫu thuật nếu vết thương có phần hoại tử quá lớn và sâu.

vicare.vn-cach-cham-soc-vet-thuong-bi-nhiem-trung-body-1

- Cách 3: Sử dụng thuốc kháng sinh: Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh có dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương nhiễm trùng hoặc là sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương có chuyển biến nặng.

- Cách 4: Băng vết thương: Nếu vết thương nhẹ chỉ là trầy xước, bạn không cần băng lại mà chỉ cần sử dụng băng vết thương ở dạng xịt Nacurgo để tạo màng sinh học Polyesteramide bao phủ vết thương, giúp vết thương nhanh chóng lành, hoặc bạn co thể dùng băng keo cá nhân hay gạc băng mỏng để bao phủ để tránh vết thương bị cọ xát.

Đối với vết thương do mổ, trong thời gian đầu nằm viện, bạn sẽ được thay tháo băng bởi các ý tá và bác sĩ. Sau khi xuất viện về nhà, bạn có thể để vết mổ thoáng và sạch nhưng vẫn phải ngăn ngừa nguy cơ vết thương nhiễm trùng, bạn có thể sử dụng màng sinh học Polyesteramide.

Xem thêm:

  • Cách sát trùng vết thương hở
  • Vết thương chảy nước trắng phải làm sao?