Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi đúng cách nhất hiện nay
Bé vừa mới sinh ra sẽ cần chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường, nhờ đó mà ổn định sức khỏe và phát triển bình thường. Đối với các bà mẹ lần đầu có con, chắc chắn việc chăm sóc bé như thế nào sẽ làm bạn hoang mang, bối rối. Tham khảo ngay bài viết sau để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi khoa học nhất.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi đúng cách nhất hiện nay
Một số nguyên tắc chung phải tuân thủ khi chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi
chăm sóc trẻ sơ sinh bao gồm rất nhiều yếu tố và thao tác như tắm rửa, vệ sinh, dỗ dành bé... Ở mỗi giai đoạn, bé sẽ cần sự chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, từ 0 đến 6 tháng tuổi, có một số nguyên tắc chăm sóc chung mà mẹ cần tuân thủ:
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn: ở giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi, mẹ nên nuôi dưỡng bé bằng sữa mẹ bởi nó đem đến cho bé sự phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, sữa mẹ cũng giúp bé phòng ngừa nhiều nguy cơ về sức khỏe như bệnh đường ruột, bệnh tiêu chảy...
- Ru bé ngủ: lời ru của mẹ sẽ giúp bé phát triển thính giác, cân bằng hệ thần kinh non nớt của bé.
- Phải đảm bảo bé ợ hơi sau bữa ăn: mỗi khi bú mẹ, bé thường sẽ có xu hướng nuốt thêm không khí vào trong, vì thế sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng. Vì thế, giúp bé ợ hơi là nguyên tắc lớn trong chăm sóc trẻ sơ sinh để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách theo từng tháng tuổi
Giai đoạn từ 0 – 1 tháng tuổi
Ở giai đoạn này bé sẽ đi vệ sinh nhiều lần (khoảng 2 đến 4 lần) trong ngày và thường đi mỗi khi bú xong. Vì thế, mẹ nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên, đồng thời quan sát phân của bé có điểm bất thường không.
Bé ở giai đoạn này chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường nên dễ quấy khóc. Khi dỗ bé, hãy ẵm bé trong tay, vuốt ve thật nhẹ nhàng vùng đầu, lưng, tay và chân của bé. Việc tiếp xúc thân cận sẽ truyền cho bé sự ấm áp và cảm giác an toàn, giúp bé cân bằng cảm xúc nhanh chóng.
Nếu có điều kiện, mẹ cũng nên tìm một bác sỹ đáng tin cậy để phòng trường hợp khẩn cấp. Mẹ cũng nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần ở giai đoạn này, nghe tư vấn chăm sóc trẻ sơ sinh chính xác từ bác sỹ cho những giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi
Giai đoạn này bé đã bắt đầu biết lật và biết bò, nhưng xương chưa phát triển toàn diện. Vì thế, mẹ cần chú ý để bé ở những khu vực an toàn để tránh việc bé bị té ngã, gây ra các dị tật khó điều trị.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bảo vệ làn da nhạy cảm của bé bằng cách sử dụng phấn em bé, vệ sinh kỹ lưỡng để bé không bị rôm sảy. Chú ý đưa bé đi kiểm tra sức khỏe và thực hiện tiêm phòng theo đúng khuyến cáo từ bộ Y tế.
Giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi
Mọi hoạt động của bé trong giai đoạn này đều cần một không gian rộng để đảm bảo an toàn và thoải mái cho bé. Nếu như bé ngủ trong nôi, hãy chú ý khoảng cách giữa 2 chấn song nôi chỉ được khoảng 6cm trở xuống, chiều cao của song nôi phải ít nhất 70 cm để đảm bảo bé không lật hay trèo ra khỏi nôi.
Nếu như mẹ là một phụ nữ của công việc, mẹ cũng nên tìm cho bé một người giữ trẻ chuyên nghiệp biết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để con của bạn có điều kiện phát triển tốt nhất.
Giai đoạn từ 3 – 4 tháng tuổi
Giai đoạn này, bé sẽ có sự tiếp xúc nhiều hơn với các món đồ chơi. Bạn nên kiểm tra độ an toàn và nguồn gốc – xuất xứ của đồ chơi. Ngoài ra, đảm bảo rằng món đồ mà bé cầm không có độ sắt nhọn, không có kích thước quá nhỏ... để giảm thiểu tối đa các nguy cơ bé gặp tai nạn bởi những món đồ ấy.
Một số bé sẽ mọc răng trong thời gian này. Vì thế, mẹ có thể mua các vòng cắn mát để giúp bé đỡ ngứa răng hơn. Khi vòng cắn không còn độ mát, mẹ hãy thay cái mới cho bé. Bên cạnh đó, đừng quên cho bé đi tiêm chủng lần thứ 2, đồng thời kiểm tra sức khỏe của bé.
Giai đoạn từ 4 – 5 tháng tuổi
Tuổi này bé đã có thể ngồi, nhưng không vững. Vì thế, bé sẽ dễ dàng té khỏi những chiếc ghế thông thường. Vì thế, bạn nên chuẩn bị các kiểu ghế trẻ em với thiết kế đặc biệt.
Ngoài ra, ở tuổi này, bé sẽ rất hay trườn người, tò mò, hay với tay đến các đồ vật trên bàn... Do đó, mẹ cần che chắn cẩn thận những vật có thể gây nguy hiểm cho bé, và quan sát bé thường xuyên để bảo vệ bé.
Giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi
Khi bé ở giai đoạn này, bạn cần phải dọn và che mọi thứ có tính nguy hiểm trong tầm tay của bé như đậy các ổ điện, thu dây điện, cất những vật nhỏ, sắt nhọn... Thuốc và chất tẩy cần được để ở nơi cao, khóa kỹ.
Nếu như nhà của bạn có cầu thang, bạn nên rào chắn. Độ rộng giữa các thanh ban công cần được điều chỉnh thật nhỏ để không xảy ra tình trạng rơi ngã của bé.
Tuổi này bé đã có thể ra ngoài chơi. Hãy chuẩn bị một ba lô nhỏ để đưa con của bạn đến những nơi thoáng mát, như công viên, đi dạo... để bé có tương tác với môi trường. Ngoài ra, cũng cần phải đưa bé đi kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng đúng hạn.
Chăm sóc trẻ sơ sinh là nhiệm vụ hàng đầu mà bất kỳ cha mẹ nào cũng phải hoàn thành một cách tâm huyết nhất, cẩn thận nhất, đảm bảo cho bé khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển toàn diện của bé trong tương lai.
Xem thêm:
- Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 tuần tuổi
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
- Quan điểm chăm sóc trẻ sơ sinh sai lầm mẹ nên tránh