Cách chăm sóc trẻ sơ sinh con gái
Thế nhưng rất nhiều người lầm tưởng rằng việc chăm sóc bé trai hay bé gái đều giống như nhau. Vậy chăm sóc bé trai hay bé gái có khác nhau không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của mẹ cũng như hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh con gái đúng cách.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh con gái
Để làm mẹ tốt và có thể chăm sóc em bé một cách chu đáo nhất, người phụ nữ cần học rất nhiều kỹ năng về chăm sóc trẻ trẻ sơ sinh cũng như tự chăm sóc bản thân, nhất là khi đối với đứa con đầu lòng. Thế nhưng rất nhiều người lầm tưởng rằng việc chăm sóc bé trai hay bé gái đều giống như nhau. Vậy chăm sóc bé trai hay bé gái có khác nhau không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của mẹ cũng như hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh con gái đúng cách.
1. Một số kỹ năng mẹ cần có khi chăm sóc trẻ sơ sinh.1. Một số kỹ năng mẹ cần có khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Bế trẻ sơ sinh:
Mẹ cần lưu ý, bộ phận yếu nhất và cần tập trung nâng đỡ đầu tiên của trẻ sơ sinh chính là phần đầu và cổ. Một tay của mẹ cần đặt ngay phía dưới đầu bé, tay còn lại đỡ mông bé.
Thóp thở ở trẻ mới sinh còn mềm, chưa đóng hết, mẹ cần cẩn thận và tránh va chạm vào thóp thở và các điểm mềm khác trên đầu của bé. Bế bé gần với ngực của mẹ nhất sẽ vừa giúp giữ bé an toàn vừa tạo cảm giác được che chở, bảo vệ cho bé.
Quấn khăn cho bé:
- Gấp một mép khăn quấn để tạo thành hình kim cương.
- Đặt bé lên mặt khăn, quấn một cạnh khăn qua phần thân và một tay rồi kẹp dưới lưng bé ở phía bên kia
- Lấy phần dưới của tấm khăn gấp ngược lên phía trên bàn chân và nhét sau vai.
- Gấp nốt phần cạnh khăn còn lại và tay kia sao cho thật gọn gàng rồi nhét xuống dưới thân bé.
Việc quấn khăn đúng cách sẽ giúp cả mẹ và bé yên tâm hơn vì bé được bảo bọc an toàn như khi còn trong bụng mẹ, bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon.
Các tư thế cho bé bú:
Những ngày đầu sau khi sinh, nguồn sữa mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bé. Tuy nhiên mẹ có thể gặp phải một số khó khăn khi cho trẻ sơ sinh bú như đầu vú mẹ quá ngắn, mẹ ít sữa, bé đòi bú quá nhiều, mẹ bị tắc tia sữa, nhiễm trùng vú... Trong đó, mẹ cần đảm bảo và không được bỏ qua kỹ năng lựa chọn tư thế đúng khi cho bé bú, bởi việc chọn đúng tư thế sẽ giúp con được thoải mái bú no sữa mà mẹ có thể vẫn tranh thủ nghỉ ngơi được.
Bên cạnh đó còn rất nhiều kỹ năng mà mẹ cần phải biết để có thể chăm sóc trẻ sơ sinh một cách tốt nhất. Những điều này mẹ có thể tìm ở các trung tâm hướng dẫn nuôi con uy tín, hoặc là học từ ngay những người mẹ, người bà trong gia đình.
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh con gái
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh con gái, trước tiên cần để ý đến cách vệ sinh cơ thể cho bé. Điều quan trọng đầu tiên khi vệ sinh cơ thể cho trẻ sơ sinh con gái là chỉ cần tắm bằng xà bông nhẹ nhàng trong tuần đầu tiên sau khi chào đời. Sau khi bé rụng rốn và rốn hoàn toàn khô ráo thì mẹ mới nên cho bé tắm ngập trong chậu hoặc bồn tắm. Trước khi tắm cho bé, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước tắm, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để tắm cho bé, tuyệt đối không để bé một mình trong chậu tắm.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh con gái, có nhiều điều khác biệt so với bé trai mà các mẹ cần nhớ, trong đó đặc biệt là khi chăm sóc vùng kín cho bé gái, mẹ phải thật cẩn thận để bé không bị mắc các bệnh viêm nhiễm từ nhỏ.
Dưới đây là những điều khi chăm sóc trẻ sơ sinh con gái mà các mẹ cần lưu ý:
- Khi chăm sóc trẻ sơ sinh con gái, vệ sinh vùng kín cho bé, mẹ chỉ cần một chiếc khăn xô sạch và một thau nước ấm là đủ. Mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm nước xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc loại xà phòng có hoạt tính nhẹ dịu với làn da.
- Khi rửa cho “cô bé” cho trẻ sơ sinh con gái, mẹ hãy hết sức chú ý không kỳ cọ quá xát và mạnh vì điều này thực sự không cần thiết, trái lại còn có thể gây kích ứng da nếu bạn dùng thêm xà phòng để rửa.
- Hãy thực hiện đúng động tác rửa từ trước ra sau để đảm bảo những vi khuẩn từ hậu môn không thể xâm nhập vùng kín của bé.
- Việc thụt rửa sâu là việc không nên ngay cả với người lớn, vì thế với trẻ sơ sinh con gái thì việc này càng tuyệt đối không được làm.
- Nếu dùng nước xà phòng để rửa, mẹ chỉ cần rửa sạch bên ngoài là đủ. Hãy luôn nhớ không rửa sạch bên trong bằng xà phòng dù là xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh để tránh làm tiêu diệt cùng lúc những vi khuẩn có lợi.
- Sau khi rửa sạch, hãy dùng một khăn xô mềm thấm hết nước và lau khô nhẹ nhàng.
- Mỗi ngày mẹ nên vệ sinh vùng kín cho bé từ 2 - 3 lần để đảm bảo “cô bé nhỏ” luôn thơm tho và sạch sẽ.
- Khi thay tã cho trẻ sơ sinh con gái, mẹ nên dùng khăn mềm lau nhẹ vùng kín để tránh gây tổn thương cho da bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn cho bé loại tã mềm mại, thông thoáng.
- Khi phát hiện những biểu hiện sưng tấy đỏ, trong môi âm đạo có chấm trắng hay chảy máu bạn đừng nên lo lắng. Đây chỉ là những biểu hiện sau sinh rất bình thường do bé đang chịu tác động từ một loại hormon của mẹ truyền cho trong thai kỳ. Chỉ vài tuần đầu sau khi sinh, hiện tượng này sẽ hết.
- Tuyệt đối không dùng kem bôi trực tiếp lên vùng nhạy cảm này của bé khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ.
- Không nên mặc tã 24/24 cho trẻ sơ sinh con gái vì việc này có thể tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vùng kín của bé.
- Trường hợp “cô bé” có mùi hoặc màu lạ hoặc có dịch tiết âm đạo gây ngứa ngáy, hãy đưa bé đi khám vì rất có khả năng đây là những biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.
3. Những hiện tượng bình thường ở bé gái sơ sinh nhưng có thể khiến mẹ lo lắng.
Ở trẻ sơ sinh con gái xuất hiện một số hiện tượng khiến mẹ hốt hoảng, lo lắng. Thế nhưng ít ai biết rằng đó đều là những hiện tượng bình thường ở trẻ.
- Kinh nguyệt non: Hay là còn gọi là kinh nguyệt giả (ra máu vùng âm đạo) hoặc khí hư (huyết trắng). Đây là hiện tượng sinh lý thường gặp ở các bé sơ sinh gái sau 3 - 10 ngày vừa mới sinh ra. Trong bào thai, bé gái nhận nội tiết thai kỳ từ người mẹ truyền sang. Sau khi sinh, nồng độ nội tiết giảm đột ngột làm bong nội mạc tử cung gây hiện tượng giống như hành kinh. Đó là dấu hiệu bình thường, cho thấy bé có tử cung và âm đạo bình thường, không bị dị tật bẩm sinh không có âm đạo hoặc bất sản tử cung. Lượng huyết này ít và không kéo dài. Thông thường chỉ vài ngày là hết. Tuy nhiên không phải trẻ sơ sinh con gái nào cũng có hiện tượng này.
- Tuyến vú bị sưng viêm: Trẻ sơ sinh con gái sau 3 - 5 ngày sinh đều xuất hiện núm vú phồng lên to bằng hạt đậu, sờ thấy mềm, bên cạnh đó còn có thể tiết ra một ít chất nhờn màu vàng nhạt giống như sữa non. Hiện tượng này là do ảnh hưởng từ hormon nội tiết tố estrogen của mẹ trước khi sinh. Sau khi sinh, việc cung cấp hormon của cơ thể mẹ đã kết thúc gây nên sự biến đổi tạm thời này. Đây là hiện tượng bình thường và mẹ không cần phải can thiệp gì. Hiện tượng này sẽ mất đi khi trẻ được 2 - 3 tuần tuổi và dần khôi phục nguyên như cũ, không gây hại gì đối với trẻ sơ sinh.
- Cơ quan sinh dục ngoài bị phồng to: Trẻ sơ sinh con gái có thể có cơ quan sinh dục ngoài lớn hơn bình thường và phồng to khi lọt lòng mẹ. Đó là do một vài yếu tố gây nên như việc tiếp xúc với các hormon của mẹ và bào thai tiết ra, các mô sinh dục bị thâm tím và sưng phồng do chấn thương khi sinh, và quá trình phát triển tự nhiên của cơ quan sinh dục ngoài. Ở bé gái, môi ngoài âm đạo có thể phồng to lúc chào đời. Lớp da ở môi âm hộ có thể trơn láng hoặc hơi nhăn nheo. Đôi khi giữa vùng môi âm hộ của bé phình ra một mẩu mô nhỏ màu hồng - đây là mô màng trinh dư thừa, nó sẽ tự thụt vào trong môi âm hộ khi cơ quan sinh dục của bé phát triển.
- Nhiều mảng bám trắng ở giữa môi lớn và môi bé: Bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh con gái sẽ có nhiều những mảng bám trắng. Hơn nữa, do bé mới sinh nên cơ quan sinh dục bé, rất khó để mẹ có thể lách tay vệ sinh cho con. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng. Trẻ sơ sinh con gái khi mới sinh ra sẽ tiết dịch ra như vậy dần dần rồi sẽ hết. Và những mảng bám trắng này từ từ rửa rồi sẽ sạch.
Kết luận.
Nếu cảm thấy bối rối trong chăm sóc trẻ sơ sinh con gái trong lần đầu làm mẹ, các mẹ hãy nhờ đến sự giúp đỡ từ xung quanh, nhất là những người mẹ, người bà - những người đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Hoặc mẹ có thể tìm sự giúp đỡ từ những chuyên gia hay những trung tâm hướng dẫn sinh con để được hỗ trợ tốt nhất, giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh con gái.
Xem thêm:
- 5 Bác sĩ chuyên khoa nhi khám tại nhà ở Hà Nội
- Cắt tóc máu cho bé vào ngày nào thì tốt?
- Mẹ cần lưu ý gì khi trẻ sơ sinh rụng tóc sau gáy