Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy sau khi chích ngừa

Trẻ sơ sinh sau khi sinh đều được tiêm phòng các loại thuốc để phòng bệnh cho trẻ phát triển khỏe mạnh nhất. Nhưng trong quá trình tiêm hay sau khi tiêm chích ngừa cho trẻ các mẹ cần chú ý những phản ứng phụ ngoài mong muốn, đặc biệt là hiện tượng tiêu chảy ở trẻ. Vậy nếu trẻ bị tiêu chảy sau khi chích ngừa thì các mẹ nên làm gì?

Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy sau khi chích ngừa Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy sau khi chích ngừa

Tiêm chích ngừa bị tiêu chảy phải làm sao?

Có rất nhiều bà mẹ thắc mắc sau tại sao sau khi cho trẻ tiêm vắc xin chích ngừa 5 trong 1 lại bị tiêu chảy? Hiện tượng này có phải là phản ứng bình thường không?

Trước hết, vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin được WHO kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib).

Tiêm vắc xin chính là biện pháp kinh tế, hiệu quả cao để phòng nhiều bệnh nguy hiểm. Một số tai biến sau khi tiêm chưa hẳn là do vắc xin kém chất lượng mà có thể do thời điểm tiêm vắc xin đối với từng trường hợp cụ thể không thích hợp.

Sau khi tiêm chích ngừa, các mẹ nên lưu lại thêm 30 phút tại địa điểm tiêm chủng để được theo dõi và xử lý kịp thời nếu trẻ xuất hiện tình trạng như nổi ban, mề đay, sưng môi, phù mắt, khó thở, mất tri giác. Sau thời gian 30 phút, phụ huynh cần theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ.

Nếu con bạn không gặp phải một trong những triệu chứng trên, có thể việc trẻ bị tiêu chảy là do nguyên nhân khác. Bạn nên đưa trẻ đến các viện nhi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn, điều trị hợp lý.

vicare.vn-cach-cham-soc-tre-khi-tre-bi-tieu-chay-sau-khi-chich-ngua-body-1

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày

Trẻ bị tiêu chảy cần uống nước để bù lại lượng nước đã mất, vì vậy mẹ nên cho trẻ uống tùy theo khả năng của trẻ, uống chậm từng muỗng một cho trẻ tiêu hóa dần dần. Các mẹ cũng có thể pha cho trẻ dung dịch điện giải Oserol mỗi lần con đi ngoài.

Nếu bạn chưa mua được Oserol, mẹ cũng có thể chế nước muối đường theo tỉ lệ 1 thì muối với 8 thìa đường hòa cùng 1 lít nước sôi để nguội và cho bé uống. Mẹ cũng có thể cho bé uống thêm các loại nước canh, nước cháo, nước cam vắt,... bởi đây là nguồn năng lượng hữu ích cho con khi con bị tiêu chảy.

Cho trẻ bú và ăn các thực phẩm phù hợp, chia thành nhiều bữa

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm dồi dào dinh dưỡng dành cho bé, mỗi lần con bị tiêu chảy, mẹ nên cho con bú nhiều hơn, mỗi bữa cho bé bú lâu hơn. Lúc này nên cho con ăn thực phẩm dạng mềm, dễ nuốt, không ép con ăn quá nhiều nhưng tuyệt đối không cho con nhịn ăn để "ruột nghỉ ngơi".

Để tiện lợi nhất mẹ có thể sử dụng sữa non để giúp con vừa hấp thụ được dinh dưỡng, vừa không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của con. Sữa non là loại thực phẩm dễ hấp thụ, trong đó có chứa Globulin miễn nhiễm với hàm lượng các dưỡng chất IgG, IgE, IgM,... giúp hỗ trợ điều trị và tăng khả năng phòng tránh các bệnh do virus, vi khuẩn và nấm men gây nên.

vicare.vn-cach-cham-soc-tre-khi-tre-bi-tieu-chay-sau-khi-chich-ngua-body-2

Với rất nhiều tiện lợi về giá trị dinh dưỡng, cách sử dụng cũng như hỗ trợ hấp thụ hoàn toàn cho bé, khi băn khoăn không biết nên làm gì cho con ăn thì sữa non là lựa chọn hợp lý nhất.

Nếu các mẹ thấy bé tiêu chảy quá 12 ngày, phân kèm máu, bé không cáu gắt mà sốt cao và dần lịm đi,... thì bạn nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tránh tình huống xấu xảy ra.

Trên đây là một vài thông tin về cách chăm sóc cho trẻ khi bị tiêu chảy sau khi chích ngừa mà các bạn nên tham khảo nhằm bảo vệ cho con bạn an toàn nhất.

Xem thêm:

  • Phương pháp chích ngừa cảm cúm hàng năm cho trẻ nhỏ mẹ cần biết
  • Đang chích ngừa viêm gan B có thai được không?