Cách chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
Bệnh sởi mặc dù được xác định là căn bệnh lành tính, song nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và có chế độ chăm sóc đặc biệt, trẻ nhỏ rất dễ gặp phải các chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, mờ loét giác mạc, đe dọa sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
Tổng quan về bệnh sởi
Sởi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do virus morbillivirus gây ra, với đặc điểm là một căn bệnh theo mùa (chủ yếu là mùa đông xuân) và thường mắc ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 4 tuổi. Sởi có khả năng lây truyền qua đường hô hấp và dịch tiết mũi họng của người bệnh nên có thể nhanh chóng mắc thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Bệnh sởi thường hay mắc ở những trẻ có hệ miễn dịch kém, mới ốm dậy hoặc có mắc các bệnh lý mãn tính với thời gian ủ bệnh từ 7 đến 21 ngày. Biểu hiện thường thấy ở trẻ khi mắc bệnh sởi là tình trạng sốt cao trên 39 độ C, viêm đường hô hấp trên, chảy nước mắt, nước mũi, sưng và phù nề ở mắt, mọc ban đỏ ở một số vùng hoặc toàn bộ cơ thể.
Bệnh sởi mặc dù được xác định là căn bệnh lành tính, song nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và có chế độ chăm sóc đặc biệt, rất dễ khiến trẻ mắc phải các nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, mờ loét giác mạc, đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
Sử dụng thuốc theo chỉ định
Khi mắc bệnh sởi, trẻ có thể bị sốt, do đó nếu thấy trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C, cha mẹ có thể cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt được chỉ định an toàn cho trẻ nhỏ. Ngoài ra nếu muốn sử dụng kháng sinh để giúp trẻ trị ho, giảm tình trạng viêm nhiễm trên đường tai - mũi - họng, cha mẹ cần phải có chỉ định của bác sĩ với liều lượng cân nhắc để tránh tình trạng lạm dụng thuốc có thể gây ra nguy cơ kháng thuốc kháng sinh ở trẻ.
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em do tính tương tác tích cực của chúng lên hệ miễn dịch, do đó sau khi được chẩn đoán mắc bệnh sởi, trẻ được khuyến khích bổ sung liều vitamin A với khoảng cách giữa các liều là 24h và có sự thay đổi liều lượng vitamin ở mỗi độ tuổi sao cho phù hợp. Để hiểu rõ hơn về liều lượng vitamin A ở từng độ tuổi, các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chủ động chăm sóc và điều trị bệnh sởi cho trẻ.
Chủ động cách ly trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm
Tốt nhất là nên để trẻ bị sởi nằm cách ly ở nơi kín gió, thoáng đãng để hạn chế tối đa các trường hợp lây nhiễm bệnh trong gia đình qua đường hô hấp. Người chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi cũng có cần chủ động phòng trừ lây nhiễm bằng cách sử dụng khẩu trang, vệ sinh tay chân sạch sẽ với xà phòng trước khi muốn tiếp xúc với người khỏe mạnh.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân
Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên kiêng tắm, kiêng nước cho trẻ bị sởi để tránh tình trạng viêm nhiễm, lở loét trên da của trẻ. Đối với các bé nhỏ tuổi, cha mẹ nên sử dụng các loại khăn xô nhúng nước ấm để lau sạch vùng da, mặt, cổ, tay, chân, cơ thể hàng ngày.
Riêng các trẻ lớn hơn từ 3 – 4 tuổi, các bậc phụ huynh cũng có thể chủ động cho các em súc miệng, rửa mắt, rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCL 0.9% từ 3 – 4 một ngày để vệ sinh và làm giảm bớt các triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi...
Đảm bảo vệ sinh môi trường
Để tránh sự lây lan và phát triển của virus gây bệnh sởi, các bậc phụ huynh có con nhỏ mắc bệnh nên lý tổng vệ sinh, lau sàn nhà, rửa sạch đồ chơi và các vật dụng mà trẻ hay chơi và sử dụng. Ngoài ra, cũng cần cố gắng để nhà thông thoáng, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời để hạn chế sự phát triển của nguồn bệnh.
Để trẻ tránh xa các vùng không khí bị ô nhiễm như khói bụi, thuốc lá, tạo không gian trong lành giúp trẻ mau lành bệnh.
Lưu ý đối với quần áo và các loại khăn dùng cho trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ nên giặt thật kỹ, trần qua nước sôi và phơi khô để diệt trừ virus gây bệnh tận gốc.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt trong suốt quá trình chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi để giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, cảm thấy ngon miệng hơn.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng có lợi cho hệ thống miễn dịch như thịt bò, rau xanh sẫm, các loại hạt ngũ cốc, các loại đậu và hoa quả nhiều màu sắc.
Đặc biệt lưu ý hạn chế các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng cho da trong thời gian điều trị bệnh sởi như hải sản, thịt dê, thịt gà, kén nhộng, các loại gia vị mạnh như tiêu ớt, các món chiên xào, các loại nước có ga...
Chú ý tới các biểu hiện bệnh
Quan sát và nhanh chóng đưa trẻ đi đến bệnh viên nếu có các biểu hiện lả đi, sốt cao co giật, có các biến chứng vào tim, phổi, mắt... Để đảm bảo an toàn sức khỏe của như tính mạng của trẻ.
Phòng ngừa căn bệnh sởi
Tiêm vắc-xin luôn được coi là biện pháp hữu hiệu để giúp giảm thiểu tình trạng mắc sởi ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ và đảm bảo tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc-xin phòng sởi cho trẻ theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của trẻ ở những nơi ô nhiễm, đông người, dễ mắc bệnh bằng các loại khẩu trang, bịt mặt, hạn chế tối đa tình trạng mắc bệnh sởi.
Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức đề kháng để giúp trẻ tự chống lại các loại virus gây bệnh sởi, tạo điều kiện phát triển toàn diện về cả tinh thần lẫn thể chất.
Bệnh sởi trên thực tế là một căn bệnh lành tính. Do vậy, nếu biết cách chăm sóc tốt, cha mẹ có thể giúp trẻ mau lành bệnh, nhanh chóng lấy lại sức khỏe cũng như khả năng phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.