Các triệu chứng cảnh báo bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh rất phổ biến và thường gặp ở phụ nữ và đặc biệt là thời kỳ chưa mãn kinh. Hiểu rõ về những triệu chứng của bệnh sẽ giúp cho bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.
Các triệu chứng cảnh báo bệnh u nang buồng trứng
Bệnh u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là bệnh rất phổ biến và thường gặp ở nhiều phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ chưa mãn kinh.
U nang buồng trứng là 1 khối thể rắn hoặc khối chứa dịch lỏng nằm ở trong hoặc bên trên buồng trứng. Hầu hết các khối u không gây ra đau đớn và vô hại. Có thể khối u này xuất hiện theo chu kỳ (mỗi tháng một lần) nhưng rất khó để phát hiện ra sự có mặt của các khối u ở buồng trứng.
Các khối u thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng cao hơn so với phụ nữ bình thường.
Tuy nhiên, các khối u sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nếu chúng không tự biến mất hoặc là phát triển lớn hơn. Ngoài ra, chúng còn có thể gây ra đau đớn. Tuy rằng các trường hợp đó khá hiếm gặp nhưng cũng có khả năng đó là dấu hiệu của bệnh ung thư. Nguy cơ ung thư càng tăng cao khi mà tuổi tác càng lớn.
Các dạng u nang buồng trứng thường gặp
Hầu hết các u nang đều được gọi là “u nang chức năng”. Điều này có nghĩa là các khối u chính là 1 phần của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn.
U nang dạng noãn
Theo chu kỳ, buồng trứng của bạn sẽ tự rụng đi 1 quả trứng mỗi tháng. Khối u thường phát triển bên trong 1 “túi nhỏ” gọi là nang trứng. Khi trứng sắp rụng, nang trứng vỡ ra và các khối u sẽ tự đi ra. Nếu nang trứng không vỡ ra thì tình trạng này sẽ tạo ra khối u ở trong nang trứng. Thông thường, các khối u nang dạng noãn thường sẽ tự biến mất trong vòng 1–3 tháng.
U nang hoàng thể
Khi trứng rụng đi, nang trứng sẽ trở nên rỗng và thường co lại để giúp chuẩn bị cho quá trình hình thành trứng kế tiếp. Khối u sẽ phát triển khi nang trứng co lại và các chất lỏng vẫn còn tích tụ bên trong. Tuy nhiên, nó có thể sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần. Nhưng hãy lưu ý rằng u nang hoàng thể có thể gây ra chảy máu hoặc đau đớn khi nó phát triển.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Ở một số phụ nữ, buồng trứng của họ sẽ tự hình thành rất nhiều u nang nhỏ. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đáng lưu ý là bệnh sẽ tăng nguy cơ gây ra vô sinh và khó thụ thai ở phụ nữ. Các u nang không chức năng khác có thể là do bệnh ung thư gây nên. Đối với phụ nữ sau mãn kinh (nghĩa là khi chu kỳ kinh nguyệt đã chấm dứt) mắc bệnh u nang buồng trứng, họ sẽ có nhiều nguy cơ bị mắc ung thư hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi.
Điều trị u nang buồng trứng
Hầu hết các u nang đều không cần sự điều trị bởi vì chúng có thể tự mất đi. Nếu u nang của bạn bắt đầu phát triển lớn hơn và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể cho bạn liều thuốc giúp giảm đau hoặc thuốc tránh thai nếu cần. Mặc dù các hormone trong thuốc sẽ không làm cho u nang biến mất nhưng chúng có tác dụng giúp làm ngăn ngừa sự hình thành u mới.
Một số u nang cần được phẫu thuật để loại bỏ khi chúng có nguy cơ trở nên to hơn, không tự biến mất hoặc gây ra nhiều triệu chứng có hại. Đối với phụ nữ mãn kinh khi mắc bệnh u nang buồng trứng cần phải tiến hành phẫu thuật vì chúng có thể gây ung thư.
Tùy vào tình trạng buồng trứng mà bác sĩ có thể quyết định chỉ loại bỏ u nang hoặc cắt bỏ toàn bộ buồng trứng.
Các dạng phẫu thuật bao gồm:
Soi ổ bụng
Đây là phương pháp được dùng khi mà người bệnh chỉ có các u nang nhỏ. Bác sĩ sẽ rạch 1 đoạn nhỏ ở trên hoặc dưới rốn. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt 1 dụng cụ nhỏ với máy ghi hình vào để quan sát bên trong và dùng 1 dụng cụ khác để cắt bỏ khối u nang hoặc buồng trứng. Bạn có thể phải ở lại bệnh viện một đêm để theo dõi.
Mở bụng
Đây là phương pháp được dùng khi người bệnh có các u nang có thể sẽ phát triển thành ung thư. Bác sĩ sẽ rạch 1 đoạn lớn trên bụng để tiến hành phẫu thuật.
Xem thêm:
- Bị u nang buồng trứng liệu có thai được không?
- Phân biệt giữa lạc nội mạc tử cung và u nang buồng trứng
- Khi nào u nang buồng trứng trở thành ung thư?