Các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Bệnh rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh mà nếu như để lâu không được chữa trị còn có thể gây ra nguy hiểm. Do vậy, cần phải sớm nhận biết các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình để có các biện pháp phòng tránh, điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
Các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Bệnh rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh mà nếu như để lâu không được chữa trị còn có thể gây ra nguy hiểm. Do vậy, cần phải sớm nhận biết các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình để có các biện pháp phòng tránh, điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình
Các nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình gồm có rất nhiều yếu tố có liên quan đến hệ thần kinh, tâm lý, các bệnh mãn tính, tâm lý một số nguyên nhân mà bạn không để ý tới. Cụ thể:
- Do mạch máu tắc nghẽn: thường xảy ra ở những người bệnh bị huyết áp thấp, các bệnh về tim mạch, thiếu máu não, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, hay người bị tai biến,... dễ gây ra chứng rối loạn tiền đình.
- Do căng thẳng và stress kéo dài: đây là một nguyên nhân đáng chú ý và quan trọng gây nên bệnh rối loạn tiền đình. Khi bạn bị stress sẽ khiến cho cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hoocmon Cortisol, một tác nhân gây ra tổn thương hệ thần kinh và các bệnh khác như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,... làm tăng nguy cơ bị bệnh rối loạn tiền đình.
- Do ảnh hưởng của một số bệnh như viêm dây thần kinh, viêm tai giữa, u não, thiên đầu thống,...
- Do môi trường sống có nhiều tiếng ồn, bị nhiễm loạn về âm thanh.
- Do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: thường xuyên uống nhiều bia rượu, các chất kích thích và hút thuốc lá,... làm tăng nguy cơ gây nên bệnh và khiến cho tình trạng của bệnh nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, số người bị bệnh rối loạn tiền đình đang ngày càng tăng cao. Bệnh chủ yếu xảy ra với các đối tượng như những người làm việc ở văn phòng, người bị thiếu máu, bị mắc các bệnh về thần kinh,... Do vậy cần phải có biện pháp phòng tránh và cảnh giác đối với bệnh.
2. Các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Hầu hết mọi người đều biết đến các triệu chứng cơ bản, đặc trưng nhất của bệnh rối loạn tiền đình đó chính là chóng mặt. Nếu như không có triệu chứng này thì sẽ không được gọi là rối loạn tiền đình. Các triệu chứng khác có kèm theo phổ biến như sau:
- Hoa mắt, xây xẩm mặt mày, đảo lộn và cảnh vật quay cuồng.
- Mất cân bằng và dẫn đến không đứng vững được, không xác định được phương hướng, đi lại khó khăn.
- Khó tập trung ở trong công việc, giảm trí nhớ và tinh thần mệt mỏi.
- Ù tai, có tiếng ù ở trong tai.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Có cảm giác tê bì chân tay.
- Tim đập nhanh và hơi thở ngắn.
- Bị xáo trộn tầm nhìn: Nhạy cảm với ánh sáng, khó để nhìn tập trung vào một điểm và hay có ảo giác.
- Rối loạn cảm xúc: lo lắng, hoảng loạn, căng thẳng, thậm chí còn bị trầm cảm.
Các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình này xuất hiện tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ gây ra ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Cần phải được phát hiện nhanh chóng để khám và điều trị bệnh kịp thời.
3. Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình
- Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình cần phải thường xuyên tập thể dục thể thao. Đối với những người làm việc văn phòng cần phải tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện những bài tập vận động vùng đầu và cổ gáy.
- Uống đủ lượng nước 2 lít/ngày, nên để cho ly nước lọc ở trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên và tránh để quá khát mới uống nước.
- Đối với những người bị rối loạn tiền đình cần phải thận trọng trong các tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hay đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
- Giảm bớt căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo lúc ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu như cảm thấy chóng mặt.
- Không hút thuốc lá vì nicotine sẽ làm thắt mạch máu cung cấp máu đến tai, có thể làm gia tăng các triệu chứng mắc bệnh rối loạn tiền đình và có thể gây ra bệnh tăng huyết áp ngắn hạn.
- Khi có xuất hiện những triệu chứng như: ù tai, chóng mặt, đi đứng không vững, có nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác những nguyên nhân để từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp càng sớm càng tốt.
- Điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do các bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và về thời gian, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hay không tuân thủ chỉ địn điều trị của các bác sĩ, có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả về việc điều trị và đề phòng bệnh tái phát, đặc biệt là với bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên.
Trên đây là các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình ở bệnh nhân. Nhận diện được chính xác triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh kịp thời là những cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa từ sớm bệnh rối loạn tiền đình.