Các nguyên nhân dẫn đến viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi). Tuy nhiên, do chưa biết cách phát hiện nên thường các bậc phụ huynh đưa trẻ đến viện khám khi tình trạng đã khá nặng.

Các nguyên nhân dẫn đến viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh Các nguyên nhân dẫn đến viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi). Tuy nhiên, do chưa biết cách phát hiện nên thường các bậc phụ huynh đưa trẻ đến viện khám khi tình trạng đã khá nặng.

Với bài viết này, HoiBenh sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh những kiến thức về viêm phổi ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây viêm phổi nặng và cách phát hiện sớm để phòng tránh.

Bệnh lý viêm phổi sơ sinh

Viêm phổi hay viêm phế quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức quanh phế nang. Ở Việt Nam, trẻ viêm phế quản phổi chiếm một tỷ lệ lớn các trường hợp đến khám và điều trị tại các bệnh viện. Tử vong do viêm phổi cũng chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý hô hấp ở trẻ nhỏ.

Đối với trẻ sơ sinh, so các phản ứng của cơ thể còn non yếu, hệ miễn dịch và các hệ cơ quan khác phát triển chưa đầy đủ nên chỉ cần cha mẹ chủ quan là có thể dẫn đến viêm phổi nặng.
vicare.vn-cac-nguyen-nhan-dan-den-viem-phoi-nang-o-tre-so-sinh-body-1

Nguyên nhân gây viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh

Như đã đề cập ở trên, trẻ sơ sinh là một cơ thể nhạy cảm với bệnh tật, chưa thích ứng tốt với môi trường nên bệnh dễ có những biến chứng đặc biệt là suy hô hấp.

Trả lời trên báo Vnexpress, Tiến sĩ Lê Hồng Hanh, phó trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết tình trạng cha mẹ không đủ khả năng phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh viêm phổi khiến trẻ nhập viện khi bệnh đã quá nặng là khá phổ biến. Tại khoa Hô hấp, số lượng bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi luôn chiếm tỷ lệ cao, phần lớn trong số đó là các trẻ dưới 5 tuổi.

Tình trạng trẻ bị viêm phổi nặng đến từ việc chăm sóc chưa đủ tốt để giúp hệ miễn dịch của trẻ chống lại với bệnh tật, không đúng tuân thủ điều trị khiến cho bệnh không thuyên giảm và sự hiểu biết chưa đầy đủ của phụ huynh về tình trạng bệnh tật của trẻ nhỏ.

Các nguyên nhân gây viêm phổi

Các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh vô cùng đa dạng:

- Do virus: Chiếm 60-70% các trường hợp. Các virus thường gặp là: virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm và adenovirus.

- Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, haemophilus, tụ cầu và các vi khuẩn không điển hình là các căn nguyên phổ biến.

- Yếu tố nguy cơ: Hay xảy ra ở trẻ dưới một tuổi,trẻ đẻ non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi xương, bị bệnh hô hấp mạn tính, sống trong môi trường ô nhiễm.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
vicare.vn-cac-nguyen-nhan-dan-den-viem-phoi-nang-o-tre-so-sinh-body-2

Triệu chứng

Bố mẹ khi thấy con bị ốm sốt có thể thường kèm theo ho, nên quan sát tìm các biểu hiện sau đây để đưa trẻ đi khám:

- Sốt, ở trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệt (da xanh lạnh, nhiệt độ dưới 36 độ C), mệt mỏi, ăn kém, môi khô, da xanh tái,...

- Ho, ho khan hoặc có đờm xanh, đờm vàng.

- Khó thở, tiếng thở rên, thở rít.Trẻ đang bú mẹ phải ngừng lại để thở.

- Khò khè

- Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi (≥ 60 lần/phút đối với trẻ sơ sinh). Hoặc trẻ có các cơn ngừng thở. Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi.

- Quan sát thấy phần lồng ngực ngay chỗ tiếp giáp với bụng rút lõm sâu xuống khi trẻ thở, cánh mũi phập phồng.

- Bác sĩ có thể khám thấy các tiếng rale bệnh lý ở phổi.

- Chụp phim có hình ảnh tổn thương đặc hiệu phổi trên X-quang.

- Xét nghiệm có bạch cầu trong máu tăng, CRP hay Procalcitonin ( các chất biểu thị tình trạng viêm) tăng.

Điều trị

Khi phụ huynh thấy trẻ có các biểu hiện như trên nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, chụp X-quang, làm các xét nghiệm máu cần thiết và điều trị kịp thời trước khi viêm phổi tiến triển nặng. Tuyệt đối không tự ý điều trị kháng sinh ở nhà vì những tác dụng phụ không mong muốn cũng như hiệu quả điều trị không đảm bảo.

Phòng tránh

- Đảm bảo sức khỏe bà mẹ khi mang thai: Ăn đủ chất dinh dưỡng, khám thai định kỳ theo lịch, tiêm phòng đầy đủ...

- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ tránh các lây nhiễm từ môi trường. Chú ý vệ sinh tay khi chăm sóc trẻ.

- Cho trẻ bú mẹ sớm, bú kéo dài.

- Tiêm chủng đầy đủ theo lịch.

- Đặc biệt cần phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp nói chung và viêm phổi nói riêng để được điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh tại nhà