Các mẹ ơi: Đi khám thai lần đầu tiên sẽ làm gì?
Mỗi năm có khoảng 1/50.000 trẻ em được chẩn đoán hội chứng thận hư. Tình trạng này thường được chẩn đoán đầu tiên ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 5 tuổi. Hội chứng thận hư ở trẻ em khá nguy hiểm, cha mẹ cần kịp thời phát hiện những dấu hiệu ban đầu và đưa trẻ đến viện sớm, tránh biến chứng.
Các mẹ ơi: Đi khám thai lần đầu tiên sẽ làm gì?
Đi khám thai lần đầu tiên là bước khởi đầu quan trọng nhất trong suốt 9 tháng mang nặng đẻ đau của mẹ. Với những ai mới làm mẹ sẽ không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng cho “lần đầu” này. Thông thường các bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết tiền sử sức khỏe của bệnh nhân, kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại và làm các xét nghiệm cần thiết. Vậy mẹ bầu cần chuẩn bị gì cho lần khám này?
Chuẩn bị gì cho buổi đi khám thai lần đầu tiên?
Trước khi đi khám thai lần đầu tiên, bạn nên tìm hiểu về lịch sử bệnh của gia đình. Gia đình bạn đã mắc những chứng bệnh, những mối đe dọa về sức khỏe nào. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đến gặp bác sĩ. Nhớ lại và ghi chép tất cả các bệnh phụ khoa của mình. Bạn đã và đang uống những loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ. Chu kỳ kinh nguyệt gần nhất là khi nào để bác sĩ có thể dự đoán ngày sinh cho bé.
Với bước này, mẹ bầu cần trả lời câu hỏi cho các vấn đề sau:
- Tiền sử đau ốm của mẹ
- Bệnh mãn tính mà mẹ bầu bị
- Các loại thuốc mẹ bầu sử dụng thường xuyên
- Mẹ đã từng phẫu thuật chưa và vào lúc nào?
- Tiền sử dị ứng có không?
- Mẹ bầu có gặp vấn đề gì về sinh sản hay bệnh di truyền của gia đình không?
- Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng trước đây và hiện tại của mẹ bầu như thế nào?
- Các chất gây nghiện và kích thích mà mẹ bầu có thể đang sử dụng như cà phê, thuốc lá, rượu bia?
- Tiền sử mang thai những lần trước đó
Đây là các thông tin cần thiết và hữu ích cho việc đánh giá, kiểm tra sức khỏe cũng như dự đoán các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mẹ bầu.
Bên cạnh đó, bạn nên viết ra giấy tất cả các câu hỏi mình muốn được giải đáp bởi bác sĩ. Cách này sẽ giúp bạn không bỏ sót một thông tin nào khi đi khám thai lần đầu tiên. Nếu bạn bỏ qua bất cứ thông tin nào cần biết ở lần này thì lần khám sau bạn mới có cơ hội để hỏi đấy.
Sau đây là một số câu hỏi cho những người lần đầu làm mẹ:
- Tôi nên tránh những loại thức ăn, nước uống gì?
- Khi nào thì tôi sinh em bé?
- Tôi có cần bổ sung thêm những loại vitamin nào tốt cho thai nhi không?
- Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Những triệu chứng nào sẽ không tốt cho thai nhi?
- Khi mang thai sẽ gặp những rủi ro gì? Làm sao để tránh?
- Đối với các triệu chứng tôi đang mắc phải, có tốt cho thai nhi không?
- Bác sĩ hãy cho tôi lời khuyên về việc tập thể dục hay vận động cần thiết cho bầu.
Mẹ nên đi khám thai lần đầu tiên ở đâu?
Để buổi khám thai đầu tiên được trọn vẹn, bạn hãy chọn một bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín. Điều này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong những lần khám sau. Và đặc biệt bạn sẽ nhận được kết quả chính xác nhất và sự tư vấn hợp lý từ bác sĩ.
Đi khám thai lần đầu tiên sẽ làm gì?
Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ lẫn bào thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra sự phát triển của thai nhi và hỏi về sức khỏe của bạn. Vì mẹ khỏe mạnh thì con mới khỏe mạnh.
Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, kích thước của bụng, siêu âm, xét nghiệm. Buổi đi khám thai lần đầu tiên sẽ kéo dài hơn những buổi sau. Vì bác sĩ phải kiểm tra tổng quát cho bạn và thai nhi nhưng lần sau sẽ nhanh hơn. Tùy thuộc vào phòng khám hoặc bệnh viện mà mẹ có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các xét nghiệm căn bản của một thai phụ trong lần khám thai đầu bao giờ cũng gồm một hoặc nhiều trong số sau:
(1) Xét nghiệm nhóm máu và mức độ thiếu máu của mẹ bầu.
(2) Xét nghiệm nước tiểu bằng kính hiển vi. Kiểm tra số lượng bạch cầu, hồng cầu cũng như lượng đường trong nước tiểu.
(3) Kiểm tra khả năng lây nhiễm của bệnh sởi thông qua xét nghiệm máu.
(4) Xét nghiệm để kiểm tra về khả năng mức độ lây nhiễm của các căn bệnh về đường tình dục như AIDS, viêm gan B, ...
(5) Kiểm tra và phát hiện về vấn đề ung thư tử cung giai đoạn đầu
(6) Với các thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường hoặc đang mắc bệnh này sẽ phải xét nghiệm thêm về tiểu đường
Trên đây là những thông tin về đi khám thai lần đầu tiên. Sau khi tham khảo, hi vọng sẽ giúp các mẹ bầu tránh bỡ ngỡ cũng như chuẩn bị tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Xem thêm:
- Khám sàng lọc trước sinh gồm những gì?
- Có phải tất cả các bà bầu đều phải thực hiện xét nghiệm Triple test?
- Những điều cần biết về lịch khám thai định kỳ