Các mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh mọc răng nanh?

Răng nanh trẻ sơ sinh mọc khi nào, làm sao để biết thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh hiện nay? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết này để có cách chăm sóc bé tốt nhất khi bé bắt đầu mọc răng nanh.

Các mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh mọc răng nanh? Các mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh mọc răng nanh?

Răng nanh trẻ sơ sinh mọc khi nào, làm sao để biết thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh hiện nay? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có cách chăm sóc bé tốt nhất khi bé bắt đầu mọc răng nanh.

Dấu hiệu mọc răng nanh trẻ sơ sinh

Răng nanh là loại răng đặc biệt, làm nền tảng cho cả hàm răng được vững chắc. Bên cạnh chức năng thẩm mỹ răng nanh còn được biết đến với khả năng chịu lực cao, bất cứ vật gì khi đưa vào cũng dễ dàng phá vỡ bởi loại răng này. Không những thế, nếu biết giữ gìn thì răng nanh dễ dàng nâng cơ mặt của trẻ, giúp cơ mặt căng mịn và có những nét duy dáng riêng mà ít ai có được.
vicare.vn-cac-me-nen-lam-gi-khi-tre-so-sinh-moc-rang-nanh-body-1

Cũng tương tự như việc bé mọc răng hàm thông thường, răng nanh cũng xuất hiện vào lúc bé có độ tuổi từ 4-6 tháng. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt trong triệu chứng mọc răng nanh của trẻ so với việc mọc răng hàm. Dưới đây là những dấu hiệu mọc răng nanh trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh nên quan tâm:

- Sốt: thông thường trẻ sẽ bị sốt nhẹ, không gây ảnh hưởng tới việc phát triển nhưng khi trẻ sơ sinh mọc nanh chắc chắn với tình trạng sốt này trẻ sẽ quấy khóc.

- Sưng và gây đau lợi: đi kèm với cảm giác ngứa nhẹ thì cảm giác đau khi bị răng nhú lên làm cho phần nướu và lợi bị đau khó chịu. Trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện những hiện tượng như cắn, gặm nhấm những đồ vật xung quanh mà người lớn thường hay nói “trẻ ngứa lợi”.

- Khi trẻ sơ sinh mọc răng nanh sẽ bị chảy nước miếng khá nhiều, còn có thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ một cách khó chịu quanh vùng miệng. Chính vì thế lúc này mẹ cần quan tâm hơn tới thức ăn đưa vào miệng của bé để tránh tình trạng dị ứng không đáng có trên da.

- Hệ tiêu hóa hoạt động kém, thường xuyên bị đi ngoài phân lỏng khiến trẻ dễ dàng mất nước vì nhỏ nước dãi quá nhiều và đi vệ sinh 3-5 lần trong ngày. Nếu tình trạng này kéo dài một tuần không khỏi thì các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
vicare.vn-cac-me-nen-lam-gi-khi-tre-so-sinh-moc-rang-nanh-body-2

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh mọc răng nanh?

Để chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh có dấu hiệu mọc răng nói chung và mọc răng nanh nói riêng thì các mẹ cần:

- Có cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh hợp lý. Khi đưa bất cứ loại thức ăn, nước uống nào vào miệng bé cũng cần làm vệ sinh lợi, lưỡi cho bé hoàn chỉnh rồi mới cho vào. Tránh tình trạng trong miệng có quá nhiều vi khuẩn mà các mẹ cho thêm thức ăn, nước uống vào, sẽ đẩy vi khuẩn có hại đó xuống vùng họng và dạ dày, gây ra nhũng căn bệnh không đáng có khác về sau.

- Khi có biểu hiện trẻ sốt mọc răng, các mẹ nên chú ý nới rộng quần áo, không nên cho con mặc nhiều đồ. Đồng thời có thể dùng rượu gừng pha loãng rồi lau nhẹ nhàng ở vùng gan bàn chân cho bé để hạ nhiệt nhanh chóng. Thực hiện một số cách hạ sốt khác theo chỉ định của bác sĩ để không làm ảnh hưởng tới quá trình bé mọc răng.

- Nếu răng nanh trẻ sơ sinh mọc khiến cho bé lười ăn thì các mẹ có thể áp dụng một số cách làm giảm đau và sưng lợi cho bé từ mãng cầu, lá hẹ hay đậu xanh. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tăng cường thêm vitamin C, D, canxi,... cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cho bé phát triển toàn diện.