Các mẹ cần làm gì để phòng ngừa viêm Amidan cho trẻ
Bệnh viêm Amidan (hay còn gọi là VA) là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng nhưng nhiều nhất là trẻ nhỏ, do sức đề kháng kém và chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng. Chính vì vậy, vấn đề phòng ngừa viêm amidan cho trẻ được nhiều phụ huynh quan tâm nhất.
Các mẹ cần làm gì để phòng ngừa viêm Amidan cho trẻ
Bệnh viêm Amidan (hay còn gọi là VA) là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng nhưng nhiều nhất là trẻ nhỏ, do sức đề kháng kém và chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng. Chính vì vậy, vấn đề phòng ngừa viêm amidan cho trẻ được nhiều phụ huynh quan tâm nhất. Cách phòng ngừa có dễ thực hiện không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn, các bậc phụ huynh có con nhỏ cần làm gì để phòng ngừa viêm amidan cho trẻ cũng như giúp con mình không bị viêm amidan.
Bệnh viêm Amidan là gì?
Theo cấu tạo của cơ thể, Amidan là nơi giao nhau giữa đường thở và đường ăn, là hai hạch nhỏ nằm ở hai bên lưỡi. Amidan có chức năng tạo ra hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút có hại. Tuy nhiên, khi các vi khuẩn, vi rút phát triển mạnh mẽ hơn thì hệ miễn dịch không đủ khả năng chống đỡ, từ đó làm cho các amidan bị viêm. Viêm amidan có hai dạng là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.
Viêm amidan cấp tính là dạng viêm nhẹ, mới khởi phát. Viêm amidan mãn tính là dạng viêm hình thành sau nhiều lần bị viêm amidan cấp. Triệu chứng quan trọng nhất của bệnh là trẻ bị ngạt mũi, từ nhẹ sang nặng, từ ngạt một bên rồi 2 bên. Lâu dần trẻ thở khó khăn, phải thở bằng miệng. Giọng nói bị khàn đục.
Phương pháp chuẩn đoán Viêm amidan tốt nhất hiện nay là nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi.
Biểu hiện của viêm amidan ở trẻ
Viêm amidan ở trẻ có những biểu hiện bên ngoài, khi quan sát sẽ thấy được:
Trẻ sốt 38-39 độ C, có khi sốt cao lên đến 40 độ C.
Họng: quan sát bên trong vòm họng sẽ thấy họng bị sưng đỏ, có một lớp màu trắng hoặc màu vàng phủ lên bề mặt của amidan.
Hơi thở hôi, giọng nói thay đổi.
Rối loạn tiêu hóa: nôn trớ khi ăn, tiêu chảy.
Sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên và xuất hiện những cơn ho.
Bệnh kéo dài làm trẻ biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc.
Biến chứng: lâu dần sức nghe của trẻ sẽ kém, chuyển sang thành bệnh: viêm mũi họng, viêm tai giữa,viêm xoang. Bệnh viêm amidan không để lại biến chứng nặng nề, nhưng nó là nguyên nhân làm sức khỏe và tinh thần của trẻ bị sa sút.
Biện pháp phòng ngừa viêm amidan cho trẻ
Ta có thể phòng ngừa viêm amidan cho trẻ bằng các biện pháp sau:
Nên giữ vệ sinh sạch sẽ răng miệng và đường hô hấp trên. Khi trẻ bị sổ mũi nên dùng nước muối sinh lí để vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi. Đối với trẻ mẫu giáo nên tập cho trẻ súc miệng sau khi ăn, đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Đối với trẻ nhỏ thì nên thường xuyên rơ miệng cho trẻ, nhất là những bé dưới sáu tháng (vì giai đoạn này trẻ chỉ uống sữa nên lưỡi dễ bị dơ). Không cho trẻ ngậm tay vào miệng, hay đưa đồ chơi vào miệng. Không nên ngậm và thổi bong bóng.
Khi thời tiết trở lạnh, nên giữ ấm cho trẻ như xoa dầu ở lưng, lòng bàn chân, mang vớ tay, vớ chân, khăn choàng cổ..nhằm giữ ấm cổ và tay chân. Nên cho trẻ ở phòng kín gió có đủ nhiệt độ ấm. Đối với những nhà có máy điều hòa thì nhiệt độ thích hợp là 25-28 độ C. Thường xuyên vệ sinh máy điều hòa, nhất là tấm chắn là nơi chứa nhiều bụi và vi khuẩn nhằm bảo vệ đường hô hấp cho cả nhà. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi có nhiều bụi bẩn và khói thuốc.
Bệnh viêm amidan không để lại biến chứng nặng nề, nhưng có làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất và tinh thần, cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Bệnh viêm amidan rất dễ mắc và dễ lây khi trẻ có sức đề kháng kém, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên ta có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa viêm amidan cho trẻ.