Các loại bệnh ngoài da gây ngứa
Các hiện tượng ngứa ngoài da không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà có thể nó còn là dấu hiệu cho một bệnh lý về da liễu. Vậy các loại bệnh ngoài da gây ngứa là gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu các thông tin liên quan sau đây.
Các loại bệnh ngoài da gây ngứa
Các hiện tượng ngứa ngoài da không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà có thể nó còn là dấu hiệu cho một bệnh lý về da liễu. Vậy các loại bệnh ngoài da gây ngứa là gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu các thông tin liên quan sau đây.
1. Sơ lược về các bệnh gây ngứa ngoài da.
- Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương thì có đến 20% trẻ em mắc phải các bệnh về da liễu trong mùa hè. Trung bình khoa điều trị khoảng 3.000 ca chốc, 1000 ca viêm kẽ, 8000 ca bệnh mắc sẩn ngứa.
- Phổ biến nhất là các bệnh về da gây ngứa như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da mủ, vảy nến, eczema, mề đay, nấm da...
- Theo như các bác sĩ chuyên khoa thì mùa hè chính là thời điểm hay gặp các ca bệnh ngứa ngoài da nhất. Nguyên nhân là do thời tiết mùa hè nóng ẩm, đổ mồ hôi ra nhiều, từ đó bề mặt da dễ bám bụi bẩn, các lỗ chân lông dễ bị tắc gây viêm và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại trên da.
- Ngoài ra, người bệnh mắc phải các bệnh về da liễu là do một số yếu tố tiếp xúc từ bên ngoài như: hóa chất, khói bụi, lạm dụng thuốc, tác dụng phụ của mỹ phẩm, sử dụng các thực phẩm có chất kích thích...
2. Các loại bệnh ngoài da gây ngứa thường gặp.
Bệnh viêm da cơ địa
- Viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh sẽ thường gặp hơn ở trẻ em.
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa có thể là do yếu tố cơ địa, môi trường sống và yếu tố di truyền.
- Viêm da cơ địa thường phát triển nặng vào mùa lạnh hay mùa hanh khô.
- Biểu hiện của viêm da cơ địa khá dễ để nhận biết: trên da nổi những vết sần, ban đỏ và có kèm theo mụn nước. Các mụn nước này có thể kết hợp thành từng mảng hoặc lan rộng ra khắp cơ thể. Người bệnh thường xuyên ngứa về đêm.
- Viêm da cơ địa rất dễ khiến cho làn da bị tổn thương do người bị viêm da cơ địa luôn cảm thấy rất ngứa ngáy, họ thường xuyên gãi để giải tỏa cơn ngứa, do vậy làm tổn thương da.
Bệnh chàm eczema
- Bệnh eczema trong dân gian gọi là bệnh chàm.
- Đây là căn bệnh da liễu phổ biến, theo thống kê thì khoảng 25% số bệnh nhân mắc bệnh da liễu ngoài da ở Việt Nam là thuộc nhóm bệnh eczema.
- Bệnh lý này không phân biệt giới tính hay lứa tuổi.
- Nguyên nhân gây ra bệnh eczema là do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất gây hại, căng thẳng, lo lắng, thức ăn chứa chất kích thích, sức đề kháng của cơ thể yếu hoặc do gen ( trong gia đình).
- Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa da nhiều, kèm theo đó là các nốt mụn trên da xuất hiện nhiều hơn. Các nốt mụn này sẽ tập trung thành từng mảng gây ra phát ban. Tại vùng da có mụn bị sưng tấy và phù nề, sau một thời gian thì chúng tạo thành vảy ở bề mặt da gây khô và nứt nẻ.
- Khi ngứa người bệnh sẽ gãi nhiều gây chảy máu, thay đổi màu sắc trên da, khiến da bị sẫm màu lại.
- Các vùng da thường bị eczema là ở da mặt, da đầu, sau khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân...
- Hiện tại chưa có thuốc điều trị dứt điểm eczema, bệnh thường tự hết hoặc bạn sẽ cần phải điều trị các triệu chứng khi quá ngứa bằng cách sử dụng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.
Da nổi mề đay
- Đây là một bệnh da liễu phát ban do dị ứng, mề đay có thể nổi một phần hoặc toàn thân, người bệnh cảm thấy rất ngứa.
- Bệnh có thể tự hết khi ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây ra dị ứng. Tuy nhiên, khi dị ứng lặp lại, tình trạng phát ban toàn thân có thể trở nặng kèm theo các triệu chứng khác như khó thở hay thậm chí là sốc phản vệ.
- Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa có thể là do dị ứng thời tiết, tiếp xúc với các tác nhân gây ra dị ứng như: phấn hoa, khói bụi, tác dụng phụ của thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, các hóa chất gây dị ứng.... Ngoài ra, các yếu tố như quần áo ẩm mốc, môi trường ẩm ướt...cũng có thể gây ra bệnh mề đay.
- Khi bị mề đay, người bệnh sẽ cảm thấy rất ngứa, da bị sưng phù, nổi nhiều các mụn đỏ, càng gãi thì vùng da bị mề đay sẽ càng lan rộng, thậm chí có thể gây ra tình trạng bội nhiễm.
Viêm da tiếp xúc
Khi bị viêm da tiếp xúc thì làn da sẽ nhanh chóng bị kích ứng, nổi ban đỏ và rất ngứa ngáy.Bệnh nhân có thể sẽ thấy xuất hiện phát ban ở một số khu vực như tay, chân, cổ, bụng, trán... Diện tích của vùng da bị ngứa bị giới hạn, khi bệnh nặng hơn mới lan rộng ra vùng da xung quanh.
Bệnh vảy nến
- Bệnh vảy nến là bệnh da liễu xuất hiện khi các tế bào miễn dịch lympho của cơ thể nhận nhầm da là một cơ quan lạ và cần đào thải.
- Tại vùng da bị vảy nến thường có vảy và cảm thấy rất ngứa. Mức độ bệnh, độ ngứa, kích thước cũng không giống nhau, chúng thay đổi vào từng trường hợp, phụ thuộc vào mức độ kích ứng của cơ thể.
- Bệnh vảy nến thường bùng phát do các vết thương nhỏ khi bạn bị stress, nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô.
- Người có bệnh về béo phì hay các bệnh tự miễn khác cũng có nguy cơ cao hơn bị vảy nến. Do xuất phát từ hệ miễn dịch của cơ thể nên nhiều trường hợp bệnh xuất hiện mà không có lý do.
Nấm da
- Nguyên nhân chính gây ra nấm da đó là vi khuẩn nấm Dermatophytes, chúng gây ra tình trạng da ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Bệnh nấm da có thể lây lan, tái phát nhanh chóng và gây mất thẩm mỹ của làn da, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi nấm cư trú trên da, chúng nhanh chóng kích thích da tiết ra các độc tốt, khiến cho da bị sưng đỏ và tổn thương. Các bệnh nấm da thường gặp đó là nấm da mặt, nấm móng, nấm da tay, nấm toàn thân, nấm kẽ...
- Bệnh dễ tấn công ở những người bị bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuần hoàn cũng như hệ thống miễn dịch, những ai thường xuyên đổ mồ hôi, hay phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt cũng dễ bị nấm hơn.
Trên đây là các thông tin về các bệnh da liễu có thể gây ra tình trạng ngứa ngoài da. Khi gặp phải tình trạng ngứa ngoài da toàn thân, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
- Ngứa vành tai là bệnh gì?
- Cánh tay có mụn nhỏ sần lên như da gà - Bạn có biết mình đã bị bệnh dày sừng nang lông?
- Có chữa được viêm da cơ địa hay không?