Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung
Phụ nữ ngoài 30 tuổi rất dễ gặp phải các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Trong số, chúng ta phải kể đến bệnh ung thư cổ tử cung. Vậy loại bệnh này có những biểu hiện như thế nào và từng giai đoạn phát triển của nó nguy hiểm ra sao? Bài viết sau đây sẽ mang đến các bạn những thông tin đầy đủ và bổ ích về căn bệnh này nhé!
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung
Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung
Các bạn có thể phát hiện ung thư cổ tử cung qua những triệu chứng bất thường của cơ thể như:
- Âm đạo chảy máu không rõ nguyên nhân (trừ những ngày “đèn đỏ”)
- Đau lưng
- Đi tiểu bị có cảm giác đau và nước tiểu có màu đục
- Tình trạng táo bón kéo dài
- Đau khi quan hệ tình dục và âm đạo tiết nhiều dịch
- Tiểu tiện nhiều
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung
Căn bệnh ung thư này phát triển qua 4 giai đoạn. Qua mỗi thời kỳ, bệnh ngày càng nặng và có những biểu hiện rõ ràng hơn:
Giai đoạn 0
Đây là giai đoạn bệnh mới xuất hiện và những tế bào ung thư chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển tại lớp lót tại cổ tử cung. Vì vậy, chúng chưa thể xâm lấn sâu vào bên trong cổ tử cung của người phụ nữ và lây lan đến các hạch bạch huyết cũng như các bộ phận xung quanh. Giai đoạn này nếu được phát hiện thì khả năng bệnh được chữa khỏi lên tới 93%.
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1 này, các tế bào ung thư bắt đầu có sự phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa thể xâm lấn tới các hạch bạch huyết. Giai đoạn tiếp theo này được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn đó là:
- Giai đoạn IA: Khối u của bệnh ở giai đoạn này có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng 3 - 5mm. Vì vậy, nó chưa thể lan ra các bộ phận xung quanh.
- Giai đoạn IB: Khối u đã phát triển lớn hơn với kích thước khoảng 4cm. Tuy nhiên, nó vẫn chưa ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
Giai đoạn 2
Giai đoạn tiếp theo này, bệnh ung thư cổ tử cung đã phát triển và bắt đầu lan rộng ra những cơ quan xung quanh. Dù vậy, chúng vẫn chưa lan tới vùng xương chậu và bộ phận âm đạo. Giai đoạn này cũng được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn, đó là:
- Giai đoạn IIA: các tế bào ung thư bắt đầu có sự phát triển trên bề mặt âm đạo của người phụ nữ với kích thước khối u khoảng 4cm.
- Giai đoạn IIB: giai đoạn này, các tế bào và khối u chưa có sự phát triển nhiều so với giai đoạn IIA.
Giai đoạn 3
Đến giai đoạn này, các tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển mạnh và lan rộng đến các vị trí như phần dưới của âm đạo, khung chậu và niệu quản. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa có cơ hội xâm nhập đến các hạch bạch huyết và một số cơ quan ở xa. Hai giai đoạn nhỏ trong giai đoạn 3 này đó là:
- Giai đoạn IIIA: thành xương chậu vẫn chưa bị các tế bào ung thư xâm lấn đến nhưng vấn đề này chỉ còn là thời gian và hoàn toàn phụ thuộc vào sức đề kháng của từng người.
- Giai đoạn IIIB: lúc này, khối u đã lan rộng tới vùng xương chậu niệu quản với kích thước không thể xác định cụ thể. Đồng thời, chúng cũng sẽ nhanh chóng xâm lấn tới các hạch bạch huyết.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn mà gần như các tế bào ung thư đã phát triển lên tới đỉnh điểm và di căn tới nhiều bộ phận trong cơ thể. Vì vậy, bệnh ung thư cổ tử cung lúc này đã trở nên nặng hơn và gần như cơ hội chữa khỏi là không còn. Giai đoạn 4 cũng được chia thành hai giai đoạn phát triển nhỏ hơn:
- Giai đoạn IVA: khối u ung thư đã phát triển lớn hơn chạm tới bàng quang và trực tràng của người bệnh với kích thước không xác định.
- Giai đoạn IVB: các tế bào ung thư đã di căn tới các bộ phận quan trọng trong cơ thể như gan, phổi,..Vì vậy, người bệnh chỉ có thể chữa trị để kéo dài sự sống bằng các phương pháp khoa học hiện đại.
Bệnh ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm vẫn có khả năng chữa khỏi lên tới hơn 90%. Vì vậy, nếu thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, các bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán bệnh sớm nhất nhé!
Xem thêm:
- 9 hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung và đây là sự thật
- Phẫu thuật cắt khối u ung thư cổ tử cung là làm gì?
- Tác dụng phụ của xạ trị ung thư cổ tử cung