Các giai đoạn chuyển dạ khi sinh thường, lần đầu đi đẻ mẹ nào cũng nên nhớ

Thời gian sinh nở đến gần sẽ khiến mẹ bầu đôi khi lo lắng và hồi hộp. Ai ai cũng mong con của mình sẽ có sự chào đời an toàn nhất, trọn vẹn nhất. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, mẹ cần phải trang bị kiến thức về các giai đoạn chuyển dạ khi sinh để có sự chuẩn bị đầy đủ, tích cực.

Các giai đoạn chuyển dạ khi sinh thường, lần đầu đi đẻ mẹ nào cũng nên nhớ Các giai đoạn chuyển dạ khi sinh thường, lần đầu đi đẻ mẹ nào cũng nên nhớ

Thời gian sinh nở đến gần sẽ khiến mẹ bầu đôi khi lo lắng và hồi hộp. Ai ai cũng mong con của mình sẽ có sự chào đời an toàn nhất, trọn vẹn nhất. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, mẹ cần phải trang bị kiến thức về các giai đoạn chuyển dạ khi sinh để có sự chuẩn bị đầy đủ, tích cực.

1. Giai đoạn bắt đầu chuyển dạ

Mỗi thai phụ thường sẽ có những trải nghiệm khác nhau ở giai đoạn này. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một số dấu hiệu điển hình sau:

  • Co thắt tử cung: khi bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thắt tử cung sẽ đến một cách nhịp nhàng và đều đặn, tuy nhiên, lại cực kỳ đau đớn, vượt ngoài khả năng kiểm soát của bạn. Và những cơn co thắt này sẽ duy trì cho đến khi em bé ra đời. Tùy theo từng mẹ bầu mà thời gian của mỗi cơn đau sẽ khác nhau và sẽ tăng theo từng giai đoạn. Trung bình, các cơn đau sẽ kéo dài từ 30 đến 60 giây, mỗi lần đau cách nhau từ 5 đến 20 phút. Sau đó, những cơn đau thắt này sẽ tăng cường độ lên cao hơn, có khi lên đến 90 giây mỗi lần, và định kỳ cũng rút ngắn lại, mỗi lần đau chỉ còn cách nhau từ 2 đến 4 phút.
vicare.vn-cac-giai-doan-chuyen-da-khi-sinh-thuong-lan-dau-di-de-me-nao-cung-nen-nho-body-1
  • Cổ tử cung giãn nở: ở các tuần cuối trong thai kỳ, một số nội tiết tố sẽ được thai nhi tiết ra để làm mềm cổ tử cung – vốn là nơi dày và khép kín. Yếu tố này kết hợp với các cơn co thắt sẽ khiến cổ tử cung mỏng đi. Dần dần, việc tăng tần suất các cơn co thắt sẽ khiến cổ tử cung giãn nở mạnh. Ở cuối giai đoạn chuyển dạ đầu tiên này, cổ tử cung mở rộng hoàn toàn và hợp thành khối với tử cung, tạo ra rãnh thông suốt để em bé có thể qua đó ra bên ngoài.
  • Vỡ nước ối: tình huống này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong các giai đoạn chuyển dạ khi sinh. Đây là tình trạng lớp màng của túi nước ối vỡ ra và làm dịch ối rỉ ra ngoài. Tùy theo kích thước và vị trí vỡ của màng mà dòng chảy sẽ xối xả hay diễn biến từ từ. Sau khi vỡ nước ối tự nhiên, một thời gian ngắn sau mẹ sẽ phải đối mặt với cơn chuyển dạ.

Đối với các mẹ bầu sinh con so, thời gian của cơn chuyển dạ thường sẽ kéo dài khoảng 12 tiếng. Đối với mẹ sinh con ra, thời gian chỉ còn khoảng 7 tiếng cho lần chuyển dạ này. Nếu như cơn chuyển dạ kéo dài lâu hơn thời gian này, các bác sỹ cần can thiệp để hỗ trợ sinh kịp thời.

2. Xổ thai – thời điểm phải ghi nhớ trong các giai đoạn chuyển dạ khi sinh

Toàn bộ giai đoạn thứ hai này chính là quá trình em bé trong bụng sẽ rời bỏ không gian ấm áp bên trong để bắt đầu chui ra bên ngoài.

Ở thời kỳ này, cổ tử cung sẽ giãn nở hoàn toàn và đồng thời, bạn sẽ có cảm giác cực kỳ muốn rặn. Nếu bạn sinh lần đầu, giai đoạn xổ thai có thể kéo dài khoảng 2 tiếng và đối với sinh con lần kế tiếp thì khoảng 1 giờ đồng hồ.

Một số lưu ý cần nhớ để đảm bảo giai đoạn này thuận lợi:

  • Hãy giữ thẳng người để có tư thế rặn tối ưu nhất.
  • Khi rặn, bạn phải chú ý để vùng đáy chậu và âm hộ thả lỏng.
  • Sau mỗi lần rặn, hãy hít thật sâu từ 1 đến 2 hơi. Chú ý không xả hơi quá nhanh ở các cơn co.
  • Hô hấp khoa học: hãy dùng miệng để thở bởi đây là hình thức thở nông nhất, giúp bạn tăng tốc độ hô hấp để lấy dưỡng khí cho mình. Không nên thở quá dài vì sẽ dẫn đến hụt hơi. Hãy đặt bàn tay lên vùng mũi và miệng để thở nếu cảm thấy chóng mặt, choáng váng.

Nếu như thuận lợi, chỉ sau một chút thời gian đau đớn, bạn sẽ chính thức đón bé của mình chào đời. Khi thấy hậu môn và tầng sinh môn nhô cao, đó là dấu hiệu đầy khởi sắc cho việc bé đang lọt ra. Đầu của bé sẽ từ từ xuất hiện ở âm hộ. Khi đó, vùng âm hộ sẽ hơi nóng và tê rần. Ngay khi cảm giác được điều này, hãy ngưng thở và cố giữ không rặn nữa. Các cơn co thắt tử cung sẽ đẩy bé của bạn ra ngoài. Các cơn đau thắt này cũng sẽ tiếp tục đẩy thêm vai và các bộ phận khác của bé ra ngoài.

vicare.vn-cac-giai-doan-chuyen-da-khi-sinh-thuong-lan-dau-di-de-me-nao-cung-nen-nho-body-2

3. Giai đoạn tách nhau

Đây cũng là giai đoạn cuối trong các giai đoạn chuyển dạ khi sinh. Sau khi bé đã chào đời đầy thuận lợi, tử cung sẽ có dấu hiệu dịu đi trong khoảng 15 phút, nhưng ngay sau đó sẽ tiếp tục co thắt để đẩy lá nhau ra. Giai đoạn này không còn đau nữa, chỉ kéo dài khoảng 10 phút hay thậm chí ngắn hơn, tùy đối tượng.

Một số sự kiện chính diễn ra ở giai đoạn này là:

  • Xổ nhau: các nhân viên y tế sẽ nhẹ nhàng kéo dây cuống rốn ra ngoài và ấn mạnh lên vùng xương chậu để lá nhau tụt xuống.
  • Nhau tuột ra: có 2 cách để lá nhau di chuyển ra ngoài, hoặc là phần ở giữa ra trước và kéo thêm 1 số màng mỏng khác, hoặc các cạnh lá nhau sẽ ra khỏi âm đạo để đến với thế giới bên ngoài.
  • Sau xổ nhau: cơ thể bạn sẽ có cảm giác lạnh và hơi khó thở do nhiệt lượng và sức nóng của thân nhiệt đột ngột hạ thấp. Nhưng bạn hãy yên tâm, trong khoảng 30 phút, cơ thể bạn sẽ trở lại trạng thái nhiệt như bình thường. Hãy để bác sỹ kiểm tra thật kỹ lá nhau để đảm bảo đã xổ ra hết. Nếu chủ quan và để sót lại nhau bên trong, bạn sẽ bị chứng xuất huyết sau sinh rất nguy hiểm.

Phía trên đây là 3 cột mốc chính trong các giai đoạn chuyển dạ khi sinh mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng phải nhớ. Hãy chuẩn bị một tâm lý thật vững vàng để đối mặt với các khó khăn, thử thách trong lần “vượt cạn” sắp tới để đem đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho con của bạn.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về cách thở và rặn đẻ trong lúc chuyển dạ
  • Mang thai 38 tuần đau bụng dưới và những dấu hiệu khi chuyển dạ
  • Mẹ bầu cần biết: Làm sao giảm đau khi chuyển dạ?