Các giai đoạn ăn dặm từ bột đến cơm mẹ cần biết

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ cần được ăn những thực phẩm dạng thô khác nhau như: bột, cháo xay nhuyễn, cháo vỡ, cháo nấu nguyên hạt, cơm... Chính vì vậy, mẹ cần nắm rõ thời điểm cho trẻ ăn dặm theo từng giai đoạn để cho trẻ ăn dặm đúng cách

Các giai đoạn ăn dặm từ bột đến cơm mẹ cần biết Các giai đoạn ăn dặm từ bột đến cơm mẹ cần biết

. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh; đồng thời nếu thực hiện đúng cũng giúp trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác nhau bên cạnh sữa mẹ.

1. Giai đoạn 1: Cho trẻ ăn dặm bằng bột

Giai đoạn này thường bắt đầu từ tháng thứ 6 và có thể kéo dài đến tháng thứ 8. Nên bắt đầu từ bột loãng đến đặc, từ lượng ít tới nhiều tùy theo nhu cầu của trẻ. Nên bắt đầu với bột ngọt (bột nấu với các loại rau củ quả) sau đó tới bột mặn (thịt, tôm, cá...)

Bột loãng: 2 muỗng bột nấu với 200ml nước

Bột đặc: 4 muỗng bột nấu với 200ml nước

Nên cho trẻ ăn bột loãng trong 1 tháng, sau đó chuyển sang bột đặc (bữa bột đầu tiên của trẻ có thể trộn 1 chút sữa hằng ngày cho trẻ quen mùi vị). Sau khi cho trẻ làm quen với cả bột ngọt và bột mặn, bạn có thể cho trẻ ăn kết hợp cả 2 loại. Ví dụ như nấu chung thịt và rau đã xay nhỏ và cho trẻ ăn, không nhất thiết phải tách rời bột với thịt hoặc bột với rau.

vicare.vn_cac-giai-doan-an-dam-me-can-biet-body-1

Bột ăn dặm cho trẻ

2. Giai đoạn 2: Cho trẻ ăn dặm bằng cháo

Bắt đầu từ tháng thứ 8, có thể cho trẻ ăn dặm bằng cháo nhuyễn, đến tháng thứ 10 có thể cho trẻ ăn cháo vỡ hạt và khi trẻ được 13 tháng tuổi, trẻ có thể ăn dặm bằng cháo nguyên hạt

Giai đoạn ăn cháo nhuyễn

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, có thể chuyển từ ăn bột sang ăn cháo nhuyễn do trẻ có khả năng nhai các loại thực phẩm thô với kích thước nhỏ. Nên xay nhuyễn các nguyên liệu nấu cháo để trẻ không nôn, ói trong hoặc sau khi ăn. Giai đoạn ăn cháo nhuyễn nên kéo dài trong 2 tháng (tháng thứ 8 và tháng thứ 9) do lúc này dạ dày của trẻ con yếu, chưa tiêu hóa được nhiều thức ăn thô, cháo nhuyễn sẽ giúp trẻ dễ nuốt và hấp thu dưỡng chất hơn.

Giai đoạn ăn cháo vỡ hạt

Sang tháng thứ 10, trẻ có thể chuyển sang ăn cháo vỡ hạt do lúc này dạ dày trẻ đã dần quen với thức ăn thô. Bạn không cần xay nhuyễn cháo mà chỉ cần nấu nhừ sau đó đánh lợn cợn. Với thực phẩm ăn dặm khác cũng tương tự: cà rốt, bí đỏ, thịt... không cần xay quá nhuyễn như giai đoạn trước đó. Giai đoạn này, trẻ sẽ làm quen với việc nhai thức ăn nên sẽ ăn chậm hơn. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh tâm lý trẻ sợ ăn, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút.

Giai đoạn ăn cháo nguyên hạt

Kết thúc 2 tháng ăn cháo vỡ hạt, có thể cho trẻ ăn cháo nguyên hạt. Không nên kéo dài thời gian trẻ ăn cháo xay nhuyễn, sẽ không tốt cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.

vicare.vn_cac-giai-doan-an-dam-me-can-biet-body-2

Từ tháng thứ 8, có thể cho trẻ ăn cháo

3. Giai đoạn 3: Cho trẻ ăn cơm

Khi trẻ mọc đủ 20 răng sữa, có thể chuyển sang cho trẻ ăn cơm. Không nên cho trẻ ăn cơm quá muộn – sẽ khiến trẻ thiếu chất, có thể bị suy dinh dưỡng. Cũng hông nên có trẻ ăn cơm quá sớm – hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ sức tiêu hóa và hấp thu.

Khi bắt đầu cho trẻ ăn cơm, nên cho trẻ ăn cơm nát (cơm nấu hơi nhão, mềm) cùng với thức ăn đã được xé nhỏ. Đặc biệt, nên cho trẻ làm quen với các loại rau (nấu canh, luộc...) để cung cấp đủ chất xơ, không nên quá lạm dụng các loại thức ăn mặn.

vicare.vn_cac-giai-doan-an-dam-me-can-biet-body-3

Gợi ý thực đơn với cơm cho trẻ

4. Các lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

  • Nên nấu nhạt (ít bọt canh, muối) hơn so với khẩu vị của người lớn
  • Dù ở giai đoạn ăn dặm nào trong 3 giai đoạn trên, cũng cần cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, rau, dầu mỡ.
  • Có thể cho trẻ ăn bún, phở... để không bị chán
  • Khi thử một thực phẩm mới, nếu trẻ không thích ăn, có thể dừng 1 vài ngày, sau đó cho trẻ ăn lại.