Các dấu hiệu tiền sản giật được bác sĩ Từ Dũ cảnh báo
Một trong những bệnh lý hay gặp ở phụ nữ mang thai đó là tiền sản giật. Tuy tỷ lệ xuất hiện của nó chỉ từ 5-8% nhưng ở mức độ nặng, tiền sản giật có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến người mẹ, thai nhi, hoặc cả hai. Vậy tiền sản giật là gì? Các dấu hiệu tiền sản giật và cách điều trị ra sao? Hãy cũng HoiBenh tìm hiểu.
Các dấu hiệu tiền sản giật được bác sĩ Từ Dũ cảnh báo
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một sự rối loạn trong cơ thể thai phụ bao gồm nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Có thể kể tới một vài biểu hiện như tăng huyết áp, tăng protein niệu... Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Triệu chứng tiền sản giật
Thông thường, các dấu hiệu tiền sản giật sau tuần thứ 20 của thai kì mới xuất hiện rõ ràng. Các bác sỹ Từ Dũ cảnh báo, nếu bà bầu thấy xuất hiện các triệu chứng, biểu hiện dưới đây, cần hết sức cảnh giác:
- Tăng huyết áp: Đây là một trong những dấu hiệu tiền sản giật hay gặp được bác sỹ bệnh viện Từ Dũ khuyến cáo.. Tăng huyết áp ở sản phụ là nguyên nhân chính dẫn tới các biến chứng bất thường, ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Đặc biệt, tăng huyết áp xuất hiện càng sớm thì tỷ lệ bị biến chứng thai kì càng cao.
- Triệu chứng ở thận: Bao gồm albumin niệu tăng cao, Creatinin trong huyết tương > 90 micromol/L, thiểu niệu... Thai phụ có thể phát hiện được các triệu chứng này ngay tại nhà bằng các loại que thử. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này cũng không cao bởi tỷ lệ âm tính giả hoặc dương tính giả cũng cao.
- Phù: Phù nội tạng, phù phổi, phù gan... Cần lưu ý với các biểu hiện phù thông thường như phù tay, chân, mặt... không còn được xem là triệu chứng của tiền sản giật, bởi các triệu chứng này không nhạy và đặc hiệu, rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng phù nề do xuống máu.
- Triệu chứng thần kinh: Nhức đầu, rối loạn thị giác, có thể xuất hiện cơn co giật... Đây là triệu chứng tiền sản giật rất nguy hiểm.
- Triệu chứng huyết học: Đông máu nội mạch lan tỏa, giảm tiểu cầu, tán huyết... sự xuất hiện của thai nhi trong bụng mẹ dẫn tới những rối loạn chức năng mạch máu và gây ra những hiện tượng trên.
- Triệu chứng tại gan: Tăng men gan, đau tức tại gan, hạ sườn phải và thượng vị.
Nguyên nhân tiền sản giật
Bác sỹ Bệnh viện Từ Dũ cho biết, hiện nay, chưa có nghiên cứu nào có thể chỉ ra rõ đâu là nguyên nhân chính gây nên tiền sản giật. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến tiền sản giật như:
- Sinh con đầu lòng quá sớm (trước 18 tuổi) hoặc quá muộn (sau tuổi 40).
- Người mẹ mắc các bệnh lý: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh ở thận, thừa cân, béo phì...
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khi mang thai.
- Làm việc quá sức, nặng nhọc, không được nghỉ ngơi.
- Thai đôi hoặc đa thai.
- Tiền sử gia đình có người bị tiền sản giật.
Biến chứng tiền sản giật
Tiền sản giật để lại nhiều biến chứng nặng nề đối với cả mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị sớm như: Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh non tháng, nhau thai bong non. Tiền sản giật nặng có khả năng diễn biến thành sản giật, suy đa cơ quan, xuất huyết, co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, xuất huyết não và tử vong người mẹ.
Điều trị tiền sản giật
Đối với một số trường hợp, thai phụ bị tiền sản giật có thể xem xét điều trị tại nhà. Chỉ số huyết áp là thứ rất quan trọng và cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Bởi tăng huyết áp nặng và kéo dài là nguyên nhân chính dẫn tới những biến chứng của thời kì mang thai. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, các nhóm thuốc tăng huyết áp được sử dụng an toàn cho sản phụ đó là những nhóm: lợi tiểu, ức chế thụ thể beta, nhóm ức chế men chuyển.
Phòng ngừa tiền sản giật
- Thường xuyên khám thai định kỳ để được theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Cung cấp các kiến thức về tiền sản giật để tránh được các yếu tố nguy cơ.
- Khi huyết áp tăng cao cần tới khám bác sĩ để có được sự tư vấn điều trị tốt nhất.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu tiền sản giật nặng cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Tiền sản giật là chứng bệnh nguy hiểm, hậu quả nó để lại rất nặng nề cho cả mẹ và đứa trẻ nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Giải đáp tất cả các vấn đề điều trị tiền sử tiền sản giật khi mang thai
- Khám tiền sản giật ở đâu tại TP. Hồ Chí Minh
- Bà bầu bị tiểu đường tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non