Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển

Quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ khác nhau là khác nhau, do đó khi thấy con có những dấu hiệu chậm phát triển thì cha mẹ cần phải từ từ xem xét các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển, từ đó có những hướng khắc phục và thúc đẩy tiến trình phát triển của bé.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển

Nguyên nhân gây chậm phát triển ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển có thể là do bé đang tập trung năng lượng cho sự phát triển của một số kĩ năng nào đó, do vậy tạm thời làm chậm lại quá trình phát triển của những kỹ năng khác.

Tuy nhiên, đối với một số bé chậm phát triển về ngôn ngữ thì cha mẹ cần theo dõi một cách cẩn thận hơn. Nguyên nhiên khiến cho trẻ chậm giao tiếp có thể là do các vấn đề về thính giác. Ngoài ra, việc chậm nói cũng là biểu hiện của chứng bệnh tự kỷ sau này hoặc đứt đốt sống cổ mà cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển

Mắt thường xuyên nhìn về một điểm

vicare.vn-cac-dau-hieu-nhan-biet-tre-so-sinh-cham-phat-trien

Mắt có linh hoạt hay không là một trong số các dấu hiệu nhận biết mức độ phát triển của trẻ.

Mắt trẻ thiếu sự linh hoạt cũng là dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển. Thông thường, mắt trẻ sẽ có những phản xạ rất nhanh khi nhìn thấy sự chuyển động xung quanh mình. Nếu bạn cầm một đồ vật và dịch chuyển nó trước mắt bé, nhưng mắt bé không hề nhìn theo đồ vật đó, thì rất có thể bé có nguy cơ bị chậm phát triển

Bé không chú ý đến tay của mình

Bàn tay thường là “tâm điểm” của bé và là sự hỗ trợ đắc lực của bé trong cuộc sống hàng ngày. Việc bé hoàn toàn “thờ ơ” với đôi bàn tay của mình có thể cho thấy rằng bé chậm phát triển về thể chất.

Không giật mình với tiếng ồn xung quanh

Trẻ rất nhạy cảm với âm thanh, dù chỉ là một tiếng động nhỏ cũng hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của trẻ hướng về âm thanh đó. Tuy nhiên, nếu như bé hoàn toàn không bị giật mình khi có tiếng ồn phát ra, hoặc bé chẳng chú ý gì đối với những âm thanh xung quanh mình, thì có lẽ bé đã chậm phát triển hơn so với những bé khác.

Chậm nói, không bắt chước những âm thanh xung quanh

Đây được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển khá rõ ràng. Thông thường, trẻ 3-4 tháng tuổi đã có thể chú ý tới những âm thanh hay ánh sáng khác lạ, đồng thời ê a lại những âm thanh mà mình nghe lại được đó.

Không quan tâm đến những khuôn mặt

vicare.vn-cac-dau-hieu-nhan-biet-tre-so-sinh-cham-phat-trien

Trẻ sơ sinh ngay từ những tháng thứ 3, 4 đã có những phản ứng khác nhau đối với từng khuôn mặt.

Có những khuôn mặt đáng yêu sẽ làm cho bé cười, nhưng có những khuôn mặt thì hù dọa bé đến nỗi bé chỉ trực khóc. Trẻ sơ sinh ngay từ những tháng thứ 3, 4 đã có thể nhận dạng được những khuôn mặt khác nhau, đồng thời có những phản ứng khác nhau đối với từng khuôn mặt (ví dụ như cười toe nếu được ai đó hỏi han).

Không đưa tay lấy đồ vật, không đưa đồ vật vào miệng

vicare.vn-cac-dau-hieu-nhan-biet-tre-so-sinh-cham-phat-trien

Trẻ sơ sinh vốn rất hiếu kì. Hành động cho đồ vật vào miệng là một điều rất bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.

Lý do cho dấu hiệu này rất đơn giản, nếu con bạn không làm những hành động mà 100% những đứa trẻ bình thường khác đều làm, thì con bạn đang có dấu hiệu chậm phát triển mà bạn cần phải chú ý ngay.

Chưa biết lật

Bé khoảng 5 tháng tuổi nếu chưa biết lật, không đỡ được đầu của mình thì nhiều khả năng là thể chất của bé không tốt khiến cho bé bị chậm phát triển. Ngoài ra, nếu bé không biết giậm chân khi được bố mẹ đỡ đứng trên bàn, ghế hay giường thì đó cũng có thể là một dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển.

Không biết sử dụng tay

Trẻ khoảng 7-8 tuổi đã bắt đầu biết dùng tay nhiều hơn để biểu đạt những mong muốn hay cảm xúc của mình. Bé vỗ tay khi thấy có điệu nhạc, khi đòi bế, khi phấn khích, vẫy tay chào tạm biệt khi được người lớn dạy. Ngược lại, những trẻ chậm phát triển hầu như không biết sử dụng bàn tay của mình như thế nào. Ngoài ra, việc không thể hiểu được nghĩa một số từ quen thuộc hay những cách diễn đạt quen thuộc lặp lại nhiều lần của cha mẹ thì rất có thể bé đã bị chậm phát triển về khả năng giao tiếp.

>>> Xem thêm: Những dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển thể chất ở trẻ