Các ca phẫu thuật về ung thư đáng chú ý

trong thời gian qua những phẫu thuật về ung thư đáng chú ý như ca phẫu thuật người mẹ ung thư phổi hi sinh tính mạng sinh con, bệnh nhân ung thư trực tràng

Các ca phẫu thuật về ung thư đáng chú ý Các ca phẫu thuật về ung thư đáng chú ý

Ung thư là một trong những căn bệnh hiểm nghèo, nó cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới mỗi năm, và số bệnh nhân mắc bệnh ung thư cũng đang ngày càng tăng lên. Phẫu thuật để điều trị bệnh là cách tốt nhất để có thể khắc phục. Tuy chiến thắng hay thất bại thì người mắc bệnh cũng đã cho mình một cơ hội để đấu tranh với sự sống. Ngay sau đây hãy cùng chúng tôi điểm qua các ca phẫu thuật về ung thư đáng chú ý trong thời gian qua.

Ca phẫu thuật sinh con của người mẹ ung thư

Chị Đậu Thị Huyền Trâm- Hà Tĩnh phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn 4 và bệnh đã di căn qua gan, lúc này chị đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé vì thế chị từ chối các cuộc điều trị và kiên quyết chịu đựng đến phút cuối. Có thể nói đây là ca phẫu thuật về ung thư đáng chú ý, một cuộc phẫu thuật hy hữu đầu tiên đã diễn ra ở bệnh viện K, chị phải mổ lấy con trong tư thế ngồi và không thể gây mê mà các bác sĩ chỉ có thể gây tê tủy sống. Đây cũng được các bác sĩ xem là một trong những ca mỗ lấy thai nhi đầu tiên trong sự nghiệp mà người mẹ phải mổ ngồi mà không được gây mê.

4f8d0130-ac39-49ad-ad3d-a1649575c269-7-16-th-chiase

Tuy nhiên với tinh thần lạc quan, chị Huyền Trâm hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện ca mổ để đón bé con của mình chào đời. Chị kể lại, khi thai nhi được 11 tuần tuổi, chị có cảm giác có hạch ở cổ nên đi khám ở phòng khám tư nhưng không thể phát hiện ra bệnh. Sau đó 3 đến 4 tuần chị lại tái khám một lần nữa nhưng các bác sĩ cũng chỉ nghi ngờ và chẩn đoán đó là u tuyến giáp. Sau đó chị thấy bệnh ngày càng nặng thêm nên đã ra khám tại bệnh viện K và được các bác sĩ chẩn đoán là ung thư phổi giai đoạn 4, và bệnh đã di căn sang gan. Để bảo vệ thai nhi nên chị từ chối quá trình điều trị bệnh ung thư vì sợ thuốc sẽ ảnh hưởng tới con của mình.

Đến tuần thứ 27 khi bệnh có biểu hiện trầm trọng thì chị mới đồng ý điều trị, tuy nhiên chị chỉ chấp nhận điều trị cơ bản để không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Ngày ngày chiến đấu với bệnh tật, giành giật từng tia hy vọng sống mong manh nhất để có thể che chở cho sinh linh nhỏ bé trong bụng và kiên trì tới cùng cho đến khi bé được chào đời.

Phẫu thuật cho bệnh nhân bị ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là một căn bệnh ung thư ác tính và gặp thường xuyên ở đường tiêu hóa, nó chiếm tới 30% tổng số ca bệnh ung thư. Trực tràng nằm ở phía cuối đại tràng và nối với hậu môn, đây là bộ phận lưu trưc phân tạm thời. Nếu bị ung thư trực tràng thì hầu như bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ trực tràng và hậu môn, thay thế vào đó là hậu môn nhân tạo.

tmesh-revision-surgery-jpg-pagespeed-ce-f_s04ntapg

Ông Hải sinh năm 1942 là bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư trực tràng. Ông gặp các triệu chứng về rối loạn đại tiện đã 6 tháng nay như: bị phân nhầy khi đi ngoài, phân nhỏ hơn, mót rặn, đại tiện nhiều lần trong ngày. Ngoài ra ông còn bị giảm gần 2 kg trong 2 tháng khiến cho cơ thể gầy yếu và xanh xao. Khi đi khám thì ông được các bác sĩ chuẩn đoán bệnh ung thư trực tràng biệt hóa, và khối u này cách rìa hậu môn 4 cm và được chẩn đoán đang ở giai đoạn 3, và 6/18 phần hạch đã di căn.

Ca phẫu thuật này được thực hiện bởi Bác sĩ See Hui Ti - Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, ông cho biết đây là một ca phẫu thuật về ung thư đáng chú ý và khó bởi vì khối u nằm quá gần hậu môn. Và thông thường những trường hợp này đều phải cắt bỏ phần trực tràng và bộ phận hậu môn thay vào đó là hậu môn nhân tạo. Tuy nhiên khi vào điều trị và phẫu thuật thì các bác sĩ quyết định áp dụng phương pháp mới là cắt bỏ khối u, sau đó luồn vào bóc niêm mạc và kéo phần ruột ở bên trên xuống rồi nối với ống hậu môn. Như vậy thì khối u được loại bỏ hoàn toàn mà bệnh nhân không cần phải cắt bỏ hậu môn hay làm hậu môn nhân tạo.

Phẫu thuật nội soi 3D cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng

Đây là ca phẫu thuật về ung thư đáng chú ý, bởi được thực hiện bằng khỹ thuật mổ nội soi 3D đầu tiên cho bệnh nhân 64 tuổi tại bệnh viện K. Bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu nê được tiến hành phẫu thuật nội soi bởi Gíao sư/ Bác sĩ Joel Leroy - Giám đốc khoa học Trung tâm Phẫu thuật nội soi đại trực tràng Pháp cùng các chuyên gia về ung bướu, ngoại khoa của Việt Nam tại Bệnh viện K.

20160118201138-img-7489-1

Bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp nội soi sẽ giảm thiểu tối đa sự xâm nhập đối với các tạng xung quanh và giúp cho bệnh được được phục hồi, tỉnh lại nhanh hơn, bệnh nhân cũng chỉ có một vết sẹo nhỏ ở thành bụng, và thời gian sống của bệnh nhân cũng được kéo dài hơn.