Các biến chứng thường thấy sau rạch tầng sinh môn chị em nên lưu ý
Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật thường xuyên được thực hiện ở các bà mẹ sinh thường. Tuy nhiên, nếu như không được chăm sóc cẩn thận có thể gây ra các biến chứng cho mẹ. Vậy các biến chứng thường thấy sau khi rạch tầng sinh môn chị em nên lưu ý là gì?
Các biến chứng thường thấy sau rạch tầng sinh môn chị em nên lưu ý
Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật thường xuyên được thực hiện ở các bà mẹ sinh thường. Tuy nhiên, nếu như không được chăm sóc cẩn thận có thể gây ra các biến chứng cho mẹ. Vậy các biến chứng thường thấy sau khi rạch tầng sinh môn chị em nên lưu ý là gì?
Tầng sinh môn là gì? Tại sao cần rạch tầng sinh môn?
Là một bộ phận của cơ quan sinh dục nữ, tầng sinh môn có chiều dài từ 3-5cm. Có vai trò quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi. Đồng thời, đây cũng là bộ phận bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Là bộ phận ít được biết đến nhưng nó rất nhạy cảm trong lúc sinh đẻ và quan hệ tình dục.
Thai phụ khi sinh, những nếp nhăn niêm mạc ở lớp trong âm đạo mở ra hoàn toàn, lớp cơ ở giữa rất căng để cho thai nhi dễ ra khỏi tử cung, thông qua âm đạo. Nhưng trên thực tế, khi đầu thai chuẩn bị ra ngoài, nếu không có sự giúp đỡ của bác sĩ trợ sản bảo vệ tầng sinh môn thì thai phụ rất dễ bị rách tầng sinh môn khi sinh. Về thẩm mỹ, trong quá trình rặn đẻ, nếu tầng sinh môn không đủ giãn để bé chui ra thì sẽ bị rách. Vết rách sẽ ngoằn ngoằn ngoèo và rất xấu so với vết cắt can thiệp là 1 đường thẳng. Vết rách dù được khâu kỹ vẫn có thể để lại sẹo xấu, ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ và lần sinh sau có thể bị rách nứt ngay vết sẹo cũ. Về sức khỏe, Vết rách có thể ảnh hưởng tới nút thớ trung tâm đáy chậu, làm tầng sinh môn bị nhão về sau. Khi đó, tầng sinh môn mất khả năng co hồi lại như bình thường, dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Thực chất rạch tầng sinh môn là để bảo vệ cho sản phụ chứ không phải làm cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ đỡ đẻ dễ hơn như vài sản phụ lầm tưởng.
Những trường hợp nào cần rạch tầng sinh môn?
- Tính đàn hồi của tầng sinh môn kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp hoặc tầng sinh môn bị sưng phù... có thể khiến cho thai nhi sinh ra khó khăn, nguy cơ bị rách tầng sinh môn nghiêm trọng.
- Thai nhi khá lớn, vị trí đầu thai không chuẩn, đầu thai nhi bị kẹp ở tầng sinh môn.
- Những sản phụ trên 35 tuổi, thường mắc phải những bệnh nguy hiểm cao trong thời kì mang thai như tim, hội chứng cao huyết áp khi mang thai... Để giảm bớt sự tiêu hao thể lực của sản phụ, rút ngắn quá trình sinh sản, giảm bớt những nguy hiểm của việc sinh đẻ đối với người mẹ và trẻ, khi đầu của thai nhi hạ đến tầng sinh môn nên tiến hành mổ cắt tầng sinh môn.
Phẫu thuật cắt tầng sinh môn là một vết thương thực thụ, dễ khâu và có thể liền sẹo trong vòng 5 - 7 ngày. Trong khi đó, nếu bạn để tầng sinh môn bị rách, các vết rách sẽ theo hình răng cưa và có thể sẽ rách rất rộng, chạm đến cơ thắt của hậu môn.
Các biến chứng thường thấy sau rạch tầng sinh môn và cách khắc phục
Nếu thực hiện thủ thuật không đúng cách, các biến chứng thường thấy sau rạch tầng sinh môn là sản phụ mất máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao, rò rỉ âm đạo, hậu môn. Hậu quả là tiểu không tự chủ, sự vẹn toàn của đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không về đúng vị trí ban đầu.
Nếu sau 10 ngày vết khâu tầng sinh môn không biến mất mà có dấu hiệu nhiễm trùng, xuất hiện mùi khó chịu mẹ cần tìm đến bác sĩ, đặc biệt khi có các dấu hiệu như:
- Mô sẹo phát triển xung quanh vết cắt và có thể cảm thấy ngứa. Mô sẹo đôi khi có thể làm cho việc sinh hoạt tình dục cảm thấy đau đớn
- Vết thương và khu vực xung quanh trở nên đỏ, sưng, có mủ hoặc vết thương có mùi báo hiệu khả năng vết cắt bị viêm nhiễm
- Vết thương không thể chữa lành và có thể bung ra, bạn cần phẫu thuật để sửa lại
- Rạch tầng sinh môn có thể đang ảnh hưởng đến đường ruột
Cách khắc phục
Để khắc phục và hạn chế xảy ra các biến chứng sau rạch tầng sinh môn. Các mẹ sau khi rạch tầng sinh môn nên:
- Các mẹ không nên ngồi quá lâu quá nhiều sau khi sinh. Nên để một miếng lót êm để kê mông khi ngồi, không ngồi lên các vật cứng.
- Các mẹ nên tắm 2 lần/ngày, vệ sinh vùng kín.
- Không quan hệ tình dục trong thời gian này.
- Chọn quần lót rộng, thoáng, thấm hút.
- Nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như: rau xanh, đậu đỗ, nước ép trái cây, tinh bột từ thực vật....
Tầng sinh môn là một bộ phận quan trọng. Do đó các bà mẹ nên lưu ý các vấn đề sau sinh để không xảy ra các biến chứng. Nếu gặp bất kỳ biến chứng sau khi rạch tầng sinh môn nào các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Sinh thường lần 1 bị rạch tầng sinh môn, sinh thường lần 2 có bị rạch tiếp không?
- Rạch tầng sinh môn sau sinh thường có được ăn trứng không?
- Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn sau sinh để đỡ đau, mau khỏi, không để lại sẹo