Các biến chứng của quai bị khi mang thai?

Quai bị khi mang thai có thể gây cho mẹ bầu và thậm chí cả thai nhi nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy các biến chứng của quai bị khi mang thai là gì? Làm sao để phòng tránh căn bệnh này trong thai kỳ?

Các biến chứng của quai bị khi mang thai? Các biến chứng của quai bị khi mang thai?

Không chỉ những người khỏe mạnh bình thường có khả năng mắc bệnh quai bị mà các mẹ bầu khi mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh do hệ miễn dịch lúc này đang yếu. Quai bị khi mang thai có thể gây cho mẹ bầu và thậm chí cả thai nhi nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy các biến chứng của quai bị khi mang thai là gì? Làm sao để phòng tránh căn bệnh này trong thai kỳ? Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ chia sẻ với bạn đọc.

1. Quai bị là bệnh gì?

Quai bị là một dạng bệnh nhiễm trùng do virus paramyxovirus gây ra. Nó dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, ăn uống.

Một người bị nhiễm bệnh mà ho hay hắt hơi, họ đồng thời giải phóng mầm bệnh(virus paramyxovirus ) ra môi trường xung quanh. Bất cứ ai tiếp xúc với những mầm bệnh này đều có thể bị nhiễm quai bị.

Trong những năm gần đây, mọi người đã thêm kiến thức, biết chủ động tiêm vacxin để phòng chống bệnh nên các trường hợp mắc bệnh quai bị đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có xác suất 1/1000 phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị.

2. Triệu chứng của bệnh quai bị ở phụ nữ mang thai

Hệ miễn dịch của phụ nữ có thai thường kém hơn so với người bình thường nên khi mắc bệnh quai bị, các triệu chứng thường phát triển nhanh hơn. Các triệu chứng của bệnh quai bị khi mang thai thường là:

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 18 đến 25 ngày, giai đoạn này hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.

Bước sang thời kỳ khởi phát với các triệu chứng sốt 39 - 40 độ C, nhức đầu, buồn nôn. Có cảm giác khó chịu, cơ thể mệt mỏi, ăn kém.

Thời kỳ toàn phát: Sau sốt 24- 48 giờ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu người bệnh sưng một bên tai, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia (thường sưng cả hai bên, ít gặp sưng 1 bên). Hai bên sưng thường không đối xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ), căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, ấn đau.

  • Nước bọt ít, đặc quánh
  • Đau hàm khi há miệng, nhai hoặc nuốt
  • Họng viêm đỏ.
vicare.vn-cac-bien-chung-cua-quai-bi-khi-mang-thai-body-1

Thời kỳ lui bệnh: Bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Thường hết sốt sau 3 đến 4 ngày, tuyến nước bọt hết sưng trong khoảng từ 8 đến 10 ngày.

Có khoảng 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh quai bị không biểu hiện triệu chứng gì. Đôi khi, bệnh quai bị qua đi mà không hay biết do tuyến mang tai không sưng.

3. Các biến chứng của quai bị khi mang thai?

ThS.BS Nguyễn Danh Đức, chuyên Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho biết, có nhiều trường hợp phát hiện và điều trị muộn bệnh quai bị vì không nghĩ mình mắc bệnh mà nhầm lẫn cho rằng bị viêm tuyến nước bọt, mọc “răng khôn”. Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng việc không được phát hiện và điều trị kịp thời, quai bị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là có thể gây vô sinh ở phụ nữ bình thường. Quai bị khi mang thai có thể gặp biến chứng nặng gấp đôi, vì bệnh có khả năng ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé.

Biến chứng của quai bị khi mang thai với mẹ bầu

Phụ nữ mang thai mắc phải bệnh quai bị có nguy cơ bị viêm nhiễm buồng trứng, làm cho các tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng cũng dễ khiến chị em cảm thấy không thoải mái vì sốt và đau đầu hành hạ. Ở trường hợp hiếm gặp hơn, quai bị có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng não hoặc bị mất thính lực đáng kể cho mẹ bầu

Biến chứng của quai bị khi mang thai với thai nhi

Bà bầu bị quai bị trong ba tháng đầu của thai kỳ được xem là làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh con dị dạng. Mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ dễ sinh non hoặc thai chết lưu.

4. Cách phòng tránh quai bị khi mang thai

Theo ThS.BS Nguyễn Danh Đức, khi có những triệu chứng sốt kèm sưng viêm quai hàm trong thời kỳ mang thai, các mẹ cần đi khám ngay để biết chính xác có bị quai bị hay không. Tuy hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ làm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu như sốt, ho và sưng hàm.

Để an toàn cho cả mẹ và con, sau khi những triệu chứng của bệnh thuyên giảm, chị em cần đi khám định kỳ vào các tuần thai 12, 22, 32... để tầm soát bệnh và các biến chứng có thể của bệnh để lại

vicare.vn-cac-bien-chung-cua-quai-bi-khi-mang-thai-body-2

Trên thực tế, không ít các mẹ khi mang thai mắc quai bị đã vội vàng nghĩ đến chuyện phá bỏ thai vì lo ngại con sinh ra bị dị tật. Mắc bệnh quai bị không có chỉ định phải đình chỉ thai nghén. Dù vậy, những bà bầu mắc bệnh quai bị, cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa,nhất là ở trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Ngay cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh quai bị, thai phụ cũng cần thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như xem bệnh có gây biến chứng gì cho con không. Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh để phát hiện những nguy cơ không tốt với thai nhi. Nếu được theo dõi điều trị tốt, bà bầu vẫn sinh con khỏe mạnh như bình thường, chị em không nên quá lo lắng.

Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh quai bị trong quá trình mang thai là tiêm vacxin phòng bệnh trước khi có thai ít nhất 1 tháng.

Song song với việc tiêm phòng, các chị em cần có một lối sống lành mạnh, khoa học. Chăm chỉ vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng sạch bằng nước muối sinh lý... Nên tránh tiếp xúc với chỗ đông người, những người mắc hoặc đang nghi mắc bệnh quai bị để tránh lây nhiễm...

Xem thêm:

  • Điều trị bệnh quai bị ở người lớn cần lưu ý gì?
  • Cách điều trị quai bị an toàn bạn nên ghi nhớ
  • Bị quai bị cần và không cần kiêng gì?