Các bệnh thường gặp ở trẻ em 9 tháng tuổi
Tuy thời gian từ 0 đến 3 tháng tuổi mới là thời gian trẻ cần được bảo bọc và chăm sóc nhiều nhất, nhưng trong thực tế ngay cả khi thời kỳ sơ sinh qua đi thì bé vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh lý như sốt, ốm vặt, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Các bệnh thường gặp ở trẻ em 9 tháng tuổi
Vậy các bệnh thường gặp ở trẻ em 9 tháng tuổi là gì, và làm thế nào để chăm sóc cũng như phòng tránh bệnh cho bé? Thông qua bài viết này, HoiBenh sẽ đưa ra cho bạn một vài gợi ý hữu ích.
Các bệnh thường gặp ở trẻ em 9 tháng tuổi
SỐT
Sốt là bệnh lý thường gặp ở hầu hết trẻ em trong mọi lứa tuổi và sốt không đơn thuần chỉ là một căn bệnh bình thường mà còn là triệu chứng của rất nhiều các bệnh lý khác nhau. Với trẻ em 9 tháng tuổi, nguyên nhân chính gây ra sốt chính là nhiễm virut siêu vi.
Trong thực tế, theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên môn thì sốt dưới 38.5 độ trẻ em không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần chườm khăn lạnh và điều hòa nhiệt độ trong phòng là được. Tuy nhiên các bậc cha mẹ thường hay làm quá vấn đề này lên, cứ mỗi khi trẻ có triệu chứng sốt nhẹ là lại cuống cuồng tìm các loại thuốc hạ sốt cho trẻ uống. Trong thuốc sốt chứa nhiều paracetamol, thực sự có thể hạ nhiệt độ cho bé nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến gan, mật và quá trình chuyển hóa các chất nếu như uống nhiều lần hoặc uống quá liều lượng cho phép.
Vậy thì điều đầu tiên bố mẹ cần làm khi trẻ em 9 tháng tuổi bị sốt đó là xác định nhiệt độ cơ thể chính xác của bé, không nên cố tìm hiểu nguyên nhân hay cho trẻ uống thuốc nếu như trẻ sốt trên 38.5 độ. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xin lời khuyên cũng như sự hỗ trợ của bác sĩ khi trẻ sốt kèm theo nôn trớ và co giật.
Viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em 9 tháng tuổi. Vì đa số các bé dưới 6 tháng tuổi đều lấy hoàn toàn chất dinh dưỡng từ sữa mẹ nên sức đề kháng từ sữa đã bảo vệ các bé an toàn khỏi những vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Nhưng khi trẻ ngừng bú và bước sang giai đoạn ăn dặm, ăn cháo, sức đề kháng không những không được bổ sung mà còn giảm đi do cơ thể trẻ mới chỉ đang dần dần sản xuất ra lượng đề kháng thay thế cho sữa mẹ
Hệ miễn dịch kém khiến trẻ sụt cân nhiều nhất trong thời gian này, các vi rút cúm, siêu vi cũng vì thế mà có nhiều cơ hội xâm nhập và phát triển.
Các bậc cha mẹ trong thời điểm mới thấy con ho, cảm cúm, hắt hơi đã tìm ngay tới thuốc kháng sinh để có thể làm giảm cơn viêm, sưng họng cho con. Tuy nhiên chính điều này lại vô tình làm sức đề kháng của con kém đi, bệnh cứ thế mà tái phát liên tục không ngừng lại, khiến con chậm lớn và còi cọc.
Tuy viêm đường hô hấp không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng để lâu dễ dẫn tới viêm sưng họng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng cũng như tiêu hóa thức ăn, gây hiện tượng khó thở. Vậy nên hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị cũng như tìm phương pháp đẩy lùi các triệu chứng ho, sổ mũi ngay những ngày đầu bị bệnh.
Rối loạn tiêu hóa
Một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em 9 tháng tuổi đó là rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện của các bệnh này là tiêu chảy, hay có triệu trứng của táo bón, trẻ nôn trớ nhiều lần sau ăn, từ chối thức ăn và ăn kém.
Do không còn bú mẹ hoàn toàn nên hệ tiêu hóa của trẻ em 9 tháng tuổi chưa quen với các nguồn thức ăn khác dẫn đến các hiện tượng rối loạn trên. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên bệnh viêm ruột, chán ăn, vàng da, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gan, mật.
Các bậc cha mẹ cần tăng thêm nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn của con đặc biệt duy trì bú mẹ để hệ tiêu hóa có thời gian làm quen dần với thức ăn mới. Thêm vào đó, các loại nước ép hay sữa chua hoa quả cung cấp vitamin cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt hơn do chứa nhiều ezim có lợi.