Các bệnh lý về mắt thường gặp của dân công sở hiện nay là gì?

Nhân viên văn phòng là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với máy tính và phải làm việc với áp lực cao trong nhiều tiếng, vì thế, mắt sẽ có nhiều bệnh lý làm giảm thị lực. Vậy đâu là các bệnh lý về mắt phổ biến của dân công sở và bạn nên khắc phục ra sao? Hãy xem giải đáp trong bài viết dưới đây.

Các bệnh lý về mắt thường gặp của dân công sở hiện nay là gì? Các bệnh lý về mắt thường gặp của dân công sở hiện nay là gì?

Nhân viên văn phòng là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với máy tính và phải làm việc với áp lực cao trong nhiều tiếng, vì thế, mắt sẽ có nhiều bệnh lý làm giảm thị lực. Vậy đâu là các bệnh lý về mắt phổ biến của dân công sở và bạn nên khắc phục ra sao? Hãy xem giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Mỏi điều tiết mắt

Mỏi điều tiết mắt là một trong các bệnh lý về mắt khá phổ biến của dân văn phòng, thường được biểu hiện thông qua một số triệu chứng như:

  • Mắt mờ tạm thời.
  • Có cảm giác đau nhức đầu, mắt mỏi.
  • Choáng váng và mệt mỏi.
  • Cơ mặt co giật, có dấu hiệu đau nửa đầu, buồn nôn.

Nguyên nhân gây mỏi điều tiết mắt thường đến từ các thói quen không tốt khi làm việc như:

  • Tiếp xúc với máy tính liên tục.
  • Tư thế khi ngồi làm việc không đúng, gù lưng.
  • Không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho mắt hoặc không chớp mắt trong thời gian dài.
  • Sử dụng kính không đúng độ của mắt.
  • Lão thị...

Khi cảm thấy bản thân bị mỏi điều tiết mắt (bằng một số dấu hiệu kể trên), bạn cần phải tìm đến bác sĩ mắt nhanh nhất có thể để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Cần chú ý không nên để tình trạng này tiếp diễn vì có khả năng gây ra bệnh rối loạn điều tiết, khiến thị lực suy yếu.

2. Khô mắt

vicare.vn-cac-benh-ly-ve-mat-thuong-gap-cua-dan-cong-so-hien-nay-la-gi-body-1

Không chỉ thuộc các bệnh lý về mắt của dân văn phòng, khô mắt còn là một bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng khác. Bệnh xảy ra do sự rối loạn màng phim của nước mắt (hoặc là thiếu nước mắt, hoặc là nước mắt bốc hơi nhanh).

Trên thế giới hiện nay có đến 15% dân số gặp vấn đề khô mắt. Tỷ lệ khô mắt ở người làm việc với thiết bị điện tử cũng rất cao, 48% thường xuyên gặp phải các dấu hiệu của bệnh thường xuyên.

Bệnh khô mắt có thể biểu hiện thông qua một số triệu chứng sau:

  • Cảm giác ngứa, cộm và xốn trong mắt.
  • Nước mắt chảy nhiều.

Ở thời điểm vào cuối ngày, mắt dễ bị giảm thị lực, mờ mắt.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý khô mắt của dân văn phòng có rất nhiều, trong đó chủ yếu là một số yếu tố như:

  • Thời tiết khô nóng và môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh.
  • Đeo kính áp tròng trong nhiều tiếng đồng hồ mà không có biện pháp nghỉ ngơi phù hợp cho mắt.
  • Tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính.
  • Một số đối tượng làm việc công sở cần phải đi công tác thường xuyên, việc đi máy bay nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây khô mắt.

Hiện nay, bệnh khô mắt đã có phương pháp giảm thiểu, hạn chế hay thậm chí là điều trị dứt điểm nếu như được thăm khám, tầm soát cụ thể và trị liệu đúng theo các hướng dẫn từ bác sỹ.

3. Bệnh lý đáy mắt

Bệnh đáy mắt không chỉ nằm trong các bệnh lý về mắt thường gặp ở dân công sở mà còn xuất hiện rất nhiều ở đối tượng là người cao tuổi. Khác với 2 bệnh trên, bệnh lý đáy mắt có ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ là hiểm họa gây nên sự mù lòa vĩnh viễn.

Đáy mắt về cơ bản được chia thành 2 cấu trúc có quan hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm:

  • Pha lê thể (dịch kính): một khối dịch trong suốt và chiếm thể tích lớn trong không gian của mắt.
  • Võng mạc: vùng thần kinh cảm thụ ánh sáng lót trong nhãn cầu, có vai trò tiếp nhận và dẫn truyền tín hiệu quang học từ võng mạc lên não bộ.

Khi có vấn đề phát sinh ở pha lê thể hay ở trên võng mạc, các vấn đề này được gọi là bệnh lý đáy mắt.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đáy mắt gồm:

  • Nhìn thấy điểm đen trước mắt.
  • Không còn cảm nhận được màu sắc.
  • Đột ngột mờ mắt.
  • Thấy có điểm mờ giữa hình ảnh hoặc hình ảnh bị biến dạng và méo mó.

Thông thường, các triệu chứng trên sẽ xảy ra đột ngột và trong thời gian ngắn có thể diễn biến tiêu cực hơn rất nhanh chóng.

Bệnh lý đáy mắt có nhiều loại, trong đó, dân công sở thường gặp những bệnh đáy mắt sau:

  • Xuất huyết dịch kính.
  • Bong võng mạc.
  • Tắc nghẽn tĩnh mạch/động mạch của võng mạc.
  • Thoái hoá võng mạc và dịch kính.
  • Viêm màng bồ đào...

Hầu hết các bệnh lý đáy mắt đều rất nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Tùy theo loại bệnh đáy mắt mà bạn mắc phải, các bác sỹ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp như laser quang đông, tiêm thuốc, phương pháp nội khoa, phẫu thuật hay dùng thuốc kháng viêm...

4. Bệnh cườm nước

vicare.vn-cac-benh-ly-ve-mat-thuong-gap-cua-dan-cong-so-hien-nay-la-gi-body-2

Cườm nước hay còn gọi là Glaucoma là một trong các bệnh lý về mắt gây nhiều tổn thương đến thần kinh thị giác và có khả năng dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh cườm nước đến nay chưa được xác định rõ ràng. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh có thể bắt nguồn từ việc áp lực trong mắt bị tăng cường hoặc hàm lượng máu nuôi thần kinh thị giác không được truyền đến đầy đủ (do tắc nghẽn mạch hoặc thiếu máu).

Khi bị cườm nước, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ không có biểu hiện nhiều triệu chứng rõ ràng và thị lực vẫn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu như không phát hiện sớm, chứng tăng nhãn áp sẽ phát triển dần trên một hay thậm chí hai mắt, khiến tầm nhìn ngoại vị bị mất đi theo thời gian cho đến khi không còn nhìn thấy gì nữa.

Để điều trị bệnh cườm nước, các bác sỹ sẽ sử dụng 2 phương pháp chính là điều trị Laser hoặc phẫu thuật thông thường. Ở trường hợp nhẹ, các bác sỹ sẽ lên một lịch trình uống thuốc cụ thể để giúp bệnh nhân chữa trị dứt điểm tình trạng trên.

Với những thông tin về các bệnh lý về mắt mà dân văn phòng thường phải đối mặt trên đây, có thể thấy bất kỳ vấn đề nào cũng sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và xa hơn là hiệu suất làm việc của bạn. Hãy thường xuyên kiểm tra thị lực, chăm sóc đôi mắt thật tốt để đảm bảo sức khỏe cho cuộc sống.

Xem thêm:

  • Hiện tượng 2 mắt mở không đều ở bé 2 tháng tuổi có phải bị sụp mí không?
  • Sụp mí mắt bẩm sinh là gì?
  • Cách trị bọng mắt quầng thâm tại nhà cho người hay thức khuya