Các bệnh lý chuyển mùa Xuân – Hè mà trẻ hay mắc phải.

Chuyền mùa xuân hè có lẽ là thời điểm mà các vi khuẩn phát triển và sinh sôi mạnh nhất. Đây cũng là lúc mà cơ thể bé khó có thể tránh khỏi các bệnh nhiệt đới thường gặp. Vậy những căn bệnh nào thường xuất hiên khi chuyển mùa và cách phòng tránh cũng như chữa các loại bệnh đó ra sao? HoiBenh sẽ đưa ra cho bạn một vài thông tin bổ ích.

Các bệnh lý chuyển mùa Xuân – Hè mà trẻ hay mắc phải. Các bệnh lý chuyển mùa Xuân – Hè mà trẻ hay mắc phải.

Chuyền mùa xuân hè có lẽ là thời điểm mà các vi khuẩn phát triển và sinh sôi mạnh nhất. Đây cũng là lúc mà cơ thể bé khó có thể tránh khỏi các bệnh nhiệt đới thường gặp. Vậy những căn bệnh nào thường xuất hiên khi chuyển mùa và cách phòng tránh cũng như chữa các loại bệnh lý chuyển mùa đó ra sao? HoiBenh sẽ đưa ra cho bạn một vài thông tin bổ ích.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là loại bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào tuy nhiên chúng ta cần rất thận trọng và lưu ý khi người mắc bệnh viêm phế quản là trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch của bé chưa đủ mạnh để thể chống chọi và đẩy lùi được virut viêm phế quản có trong cơ thể.

Các dấu hiệu nhận biết viêm phế quản thường bắt đầu bằng những cơn ho, họ liên tục, ho có đờm đặc và thở khò khè. Đôi khi trẻ không thể thở được bình thường do mũi đã bị tắc bởi nhầy, và đờm đặc.

vicare.vn-cac-benh-ly-chuyen-mua-xuan-he-ma-tre-hay-mac-phai-body-1

Nếu phát hiện ra bé nhà bạn đang có những biểu hiện trên thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị bệnh. Viêm phế quản tuy không kéo dài và cũng không khó điều trị nhưng nếu không được chú ý, quan tâm bệnh có thể chuyển sang mạn tình. Đe họa phổi và các cơ quan hô hấp khác.

Cúm

Cúm là bệnh lý giao mùa phổ biến nhất ở Việt nam cũng như các nước nhiệt đới, căn bệnh này thậm chí có thể nói là xảy ra ở tất cả mọi người tùy mức độ nặng nhẹ trong thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Virut cúm lây từ người này sang người khác nhanh đến mức bạn thậm chí còn không biết mình bị lây từ ai hay ai đã lây bệnh cho bé.

Cúm tuy không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều rắc rối như đau đầu, chảy nước mũi, ù tai, ho có đờm....Vậy nên hãy luôn luôn tìm cách giữa ấm cho trẻ, giữ trẻ tránh xa những nguồn bệnh và hạn chế tối đa nhất việc tiếp xúc gần gũi với người đang mang bệnh cúm.

Hãy cho trẻ uống nước ấm thường xuyên, tránh đồ lạnh cũng như bổ sung dinh dưỡng cần thiết vào mỗi vừa ăn để tăng cường sức đề kháng.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh xảy ra vào mùa mưa ẩm và cũng là một trong những bệnh lý giao mùa nguy hiểm nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết chính là do vết đốt của muỗi vằn mang mầm mềm bệnh. Loại muỗi này thường sinh sôi nảy nở tại các ao tù, chum vại để lâu ngoài trời không được làm sạch. Nhà cửa cũng không được phun thuốc chống muỗi làm cho muỗi vằn có cơ hội hoành hành và giéo rắc mầm bệnh.

Để tránh sốt xuất huyết ta cần phát quang nhà cửa, vườn tược và loại bỏ tất cả các nơi mà muỗi có thể sinh sôi nảy nở. Tiếp đến hãy điểm tra thân nhiệt cũng như biểu hiện của em bé nhà bạn để xác định trẻ có đang bị nhiễm virut sốt xuất huyết hay không.

Khi trẻ bị bệnh bạn buộc phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh, tìm cách điều trị hợp lý nhất cho trẻ.

vicare.vn-cac-benh-ly-chuyen-mua-xuan-he-ma-tre-hay-mac-phai-body-2

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm và dị ứng cùng là những loại bệnh lý giao mùa vô cùng phổ biến trong thời tiết nóng ẩm. Vì vậy bạn phải lực chọn thực phẩm thật tươi ngon dành cho bé, cũng như tránh xa những thực phẩm mà bé dị ứng hay không thích trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Qua thời gian giao mùa, bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn uống ngủ nghỉ và tinh ý nhận ra các biểu hiện lạ ở trẻ để có thể xác đính đúng chính xác căn bệnh mà bé đang mắc phải, hãy tìm đến bác sĩ để xin lời khuyên của như cách điều trị chứ không nên dùng thuốc bán bên ngoài. Vừa chữa không đúng bệnh vừa khiến cơ thể trẻ yếu đi.