Các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công và xâm nhập bới các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Do sức đề kháng của trẻ còn non yếu và hệ thống miễn dịch chữa được được hoàn thiện. Trong đó có các bệnh về da liễu là trẻ hay mắc phải nhất. Vậy các bệnh da liễu mà trẻ em thường gặp là bệnh gì? Cách phòng tránh bệnh như thế nào?

Các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em Các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh da liễu ở trẻ

Nguyên nhân là do thời điểm này với khí hậu đặc trưng mưa nhiều, ẩm ướt ở miền Nam, giá rét ở miền Bắc làm độ ẩm không khí xuống thấp là điều kiện lý tưởng để các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác cho trẻ em phát triển. Trong khi đó trẻ em rất nhạy cảm, đặc biệt là da còn non nớt nên dễ mắc bệnh.

Ngoài ra hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa hoàn thiện nên trẻ thường bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài như thời tiết, các sản phẩm tẩy rửa...

Môi trường lớp học cũng là một trong những tác nhân gây bệnh da liễu ở trẻ em vì ở đây trẻ thường tiếp xúc không ý thức với các bạn có mầm bệnh khiến bệnh lây lan nhanh.

vicare.vn-cac-benh-da-lieu-thuong-gap-o-tre-em-body-1

Một số bệnh da liễu phổ biển ở trẻ em

Bệnh ban đỏ

Trẻ mắc bệnh ban đỏ có biểu hiện sốt nhẹ, khó chịu, xuất hiện những mảng đỏ từ 1 - 4 ngày ở mặt rồi ban dần dần lan xuống cánh tay, toàn thân và chân. Thời gian bị bệnh thường kéo dài từ 5-14 ngày.

Để điều trị bệnh ban đỏ, các mẹ nên cho trẻ nhỏ nghỉ ngơi nhiều, bổ sung đủ nước và thuốc giảm đau. Nhưng bạn cũng cần lưu ý nếu trẻ dưới 16 tuổi mà bị sốt thì không cho dùng aspirin để giảm đau.

Nếu mẹ đang mang thai trong thời gian con bị bệnh ban đỏ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Bệnh mẩn ngứa

Đây là căn bệnh dễ gặp ở trẻ chủ yếu nguyên nhân là do cơ địa mẫn cảm của trẻ dễ bị các virus bên ngoài tấn công gây dị ứng. Thường thì hiện tượng này chỉ xuất hiện ở trẻ từ 2-3 tháng tuổi và sẽ mất dần khi trẻ lớn.

Các triệu chứng thường gặp ở căn bệnh này là tình trạng mẩn ngứa xảy ra nhiều ở mặt hoặc có khi là toàn thân. Vị trí thường gặp nhất vẫn là ở 2 bên má với hiện tượng nổi mẩn và ngứa, hình thành mụn nước. Những mụn nước này sau đó sẽ vỡ ra rồi đóng vẩy làm da bé trở nên khô ráp và ngứa hơn.

Nếu trẻ nhỏ bị mẩn ngứa, cách tốt nhất các mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng kích ứng da như thực phẩm dễ dị ứng, chất tẩy rửa của người lớn, vệ sinh cho trẻ hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng nổi mề đay nặng thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị nhanh chóng, tránh trường hợp có thể gây sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Bệnh chốc lở

Hiện tượng chốc lở chính là do tình trạng da ở trẻ bị nhiễm trùng bởi các tác nhân bên ngoài là vi khuẩn và nấm. Nếu cha mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách hay vệ sinh không hợp lý thì trẻ có khả năng rất cao mắc phải căn bệnh này.

Triệu chứng để mẹ nhận biết bệnh chốc lở ở trẻ thường là xuất hiện mụn đỏ có nước hoặc mủ sau đó vỡ ra và đóng vẩy. Vùng da thường xuất hiện bệnh đó là vùng miệng, tay chân, lưng bụng....

Để phòng bệnh chốc lở cho trẻ, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ da cho trẻ hàng ngày, tuyệt đối không nên không tự ý chuẩn đoán bệnh rồi mua thuốc chữa trị vì dùng thuốc không đúng có khi còn làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nên đưa trẻ tới viện khi phát hiện bệnh chốc lở ở trẻ.

Bệnh hắc lào

Thêm một căn bệnh do virus gây ra nữa đó chính là bệnh hắc lào, bệnh thường nghiêm trọng hơn bệnh lang ben do có thể gây tổn thương da và nếu như không biết cách điều trị hợp lý thì bệnh có thê gây viêm nhiễm kéo dài ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ.

Triệu chứng nhận biết bệnh là vùng da tổn thương thường có hình bầu dục, nổi mẩn đỏ và mọng nước ở xung quanh hình bầu dục. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên da và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vì vậy mà việc điều trị hắc lào cho trẻ cần thực hiện sớm. Trong dân gian cũng có khá nhiều cách chữa bệnh hắc lào đơn giản bằng các thảo dược thiên nhiên như chuối xanh, riềng củ, vỏ bưởi...

vicare.vn-cac-benh-da-lieu-thuong-gap-o-tre-em-body-2

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là loại bệnh có biểu hiện là những vết đỏ ngứa bỏng giộp trên khắp cơ thể và rất dễ lây lan. Bệnh thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Với bệnh thủy đậu, hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, và đôi khi sẽ có biểu hiện sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm. Cách điều trị bệnh tốt nhất là các mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đảm bảo và đúng chế độ để có sức đề kháng tốt giúp đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.

Mụn cóc

Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với virus papilloma, một loại virus lây nhiễm ở người. Những mụn trên có thể lây từ người qua người khi dùng chung đồ dùng của người bệnh. Cách phòng chống lây nhiễm bệnh bằng cách đừng bóc chúng ra hay che lại bằng băng dán, mà hãy luôn giữ chúng khô ráo để đảm bảo những vùng bệnh đó không dễ lây lan. Trong hầu hết các trường hợp chúng vô hại, không đau và có thể tự biến mất.

Mụn cóc có thể lây dễ dàng từ người này sang người khác hay có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật được sử dụng bởi người mang virus bệnh. Những virus này thường được tìm thấy ở các ngón tay và bàn tay của con người. Vì vậy, để ngăn ngừa mụn cóc lây lan, hãy nhắc trẻ không cậy, cắn móng tay hay mút ngón tay.

Viêm da do tiếp xúc

Đó là phản ứng dị ứng do tiếp xúc với thực phẩm, xà phòng hay dầu của một số cây có độc... và có khả năng trẻ sẽ xuất hiện những vết đỏ trong vòng 48 tiếng sau khi tiếp xúc. Nếu nhẹ sẽ gây đỏ da hoặc những vết sưng đỏ nhỏ, còn nếu trường hợp nặng có thể gây phồng da, bỏng giộp lớn trên da. Sau một thời gian khi không còn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thì bệnh thường có thể tự biến mất.

Tay chân miệng

Đây là bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, bắt đầu với biểu hiện là sốt. Sau đó, bé sẽ thấy đau miệng, và đồng thời thấy xuất hiện những vết đỏ (nhưng không ngứa), phồng da ở bàn tay, bàn chân, có khi ở mông hoặc ở chân.

Bệnh tay chân miệng thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật của người bệnh. Vì vậy, bạn nên rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với bệnh này. Cách điều trị tại nhà là dùng thuốc ibuprofen hoặc thuốc paracetamol, không nên dùng thuốc aspirin với trẻ dưới 16 tuổi và nên uống nước, ăn nhiều thức ăn lỏng, dinh dưỡng, dễ tiêu, lỏng.

Cách chăm sóc trẻ phòng tránh các bệnh về da liễu

- Sử dụng sản phẩm tẩy rửa dành riêng cho lứa tuổi của các bé

- Nhẹ tay khi tắm, chăm sóc da cho bé. Tắm bằng nước ấm 35-37 độ C, nhiệt độ phòng lớn hơn 25 độ C

- Lựa chọn quần, áo phù hợp với làn da của trẻ em. Nên chọn loại vải cotton dễ thấm hút mồ hôi. Thay tã thường xuyên với trẻ sơ sinh.

- Nên đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện lạ trên da không khỏi sau 2-3 ngày. Khám định kỳ 1 tháng/ lần với bé dưới 1 tuổi, 2 tháng/lần với trẻ từ 1-2 tuổi.

vicare.vn-cac-benh-da-lieu-thuong-gap-o-tre-em-body-3

Các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em nói riêng và người lớn nói chung nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng khôn lường. Vì thế khi có biểu hiện bất thường trên da hoặc cơ thể bạn nên đến các bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc uống và bôi.

Trên đây là tổng hợp những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ mà các mẹ nên cảnh giác, có thể còn rất nhiều bệnh khác như: mụn nhọt, viêm da cơ địa, rôm sảy, bệnh lác... nhưng dù là bệnh gì thì các mẹ cũng nên chăm sóc trẻ theo một chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

Xem thêm:

  • Da khô ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng tránh
  • Nguyên nhân và triệu chứng nấm ngoài da của trẻ sơ sinh