Các bệnh cơ xương khớp thường gặp
Bệnh lý cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến ở nước ta hiện nay. Theo thống kê tại các bệnh viện, bệnh xương khớp giờ đây đã không còn là căn bệnh phổ biến của người già mà đang có chiều hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi lứa tuổi.
Các bệnh cơ xương khớp thường gặp
Tổn thương xương khớp thường khó có thể hồi phục, di chứng nặng nề do bệnh để lại cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường của người bệnh. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về các bệnh cơ xương khớp thường gặp cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn với sức khỏe của bạn.
Bệnh cơ xương khớp là gì?
Khi thời điểm giao mùa đến cũng là lúc mà các bệnh về xương khớp dễ dàng xuất hiện. Các bệnh này thường gây đau nhức, khó chịu, dai dẳng làm cản trở sinh hoạt hàng ngày, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là chuyển từ thời tiết nóng sang lạnh, khi đó độ ẩm trong không khí tăng cao, cơ thể có người sẽ có các mạch máu ngoại vi làm giảm tưới máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ khớp như một cách để thích ứng với sự thay đổi.
Bệnh lý cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tàn phế cao nhất hiện nay. Tuy ít dẫn đến tử vong và biểu hiện không nguy cấp như các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư... nhưng bệnh cơ xương khớp lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và các sinh hoạt thường ngày.
Trong các bệnh lý thường gặp về cơ xương khớp, có thể kể đến các bệnh sau:
Thoái hóa khớp và đau nhức xương khớp
Là kết quả của việc thoái hóa do nhiều yếu tố tác động hình thành trong một quá trình dài gây ra. Đĩa đệm chèn giữa các xương bị giòn và nứt nẻ do sự thoái hóa kéo dài và không kịp chữa trị, hình thành khe hở cho nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm.
Đồng thời khi đó, các dây chằng giảm dần độ đàn hồi, bị giòn, cứng, phình to, chất vôi lắng đọng bên trong gây chèn ép các rễ thần kinh sinh ra các cơn đau kéo dài cho người bệnh làm mất khả năng đi lại và sinh hoạt hằng ngày.
Thoái hóa và đau nhức xương khớp là tình trạng dễ bị đau nhức vào mùa lạnh, hay gặp ở trung niên nhất là người cao tuổi. Thường có các dấu hiệu: đau nhức, khớp kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi co duỗi, đau khi ngồi xổm, cứng khớp vào buổi sáng, khớp tê, sưng...
Thoái hóa khớp gối
Đầu gối là nơi bị cơ thể dồn toàn bộ trọng lượng xuống nên khớp gối cũng là nơi thường gặp phải các thương tổn. Việc phải đi lại, hoạt động nhiều và thường xuyên sẽ gây tổn thương đến sụn khớp. Khi đó bề mặt của khớp bị mất dần khiến cho chức năng của khớp tiêu giảm dẫn đến khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày và gây đau nhức, nhất là trong thời tiết lạnh.
Các khớp chịu ảnh hưởng thường nằm ở những vị trí chịu đựng tải trọng của cơ thể như khớp háng, khớp gối, cổ và bàn tay. Trường hợp nặng nhất đối với thoái hóa khớp đó là khi phần sụn bị vỡ ra và mối liên kết này bị tiêu biến làm tăng sự cọ xát giữa các xương gây dãn dây chằng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cử động và di chuyển, thậm chí có thể gây tàn tật.
Ban đầu người bệnh thấy đau bên trong hoặc bên ngoài vị trí xương khớp gối, đau nhiều hơn về chiều. Cảm giác đau hơn khi đi lại, vận động hoặc chuyển tư thế và khi thực hiện một số động tác như lên xuống cầu thang, quỳ gối, cúi khom lưng, ngồi xổm, khoanh chân.
Đau cơ xương khớp do lạnh
Bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng, ngồi máy tính nhiều... Nguyên nhân chính là do môi trường làm việc ít vận động, ngồi lâu, ngồi nhiều với tư thế không phù hợp. Các tư thế này phải duy trì trong thời gian dài làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây mệt và mỏi cơ. Có thể đau một hay hai bên bả vai, hạn chế các động tác của cột sống như cúi, ưỡn, nghiêng...
Ngoài ra, tiếp xúc với máy lạnh thường xuyên có thể làm co mạch máu, hạn chế sự tuần hoàn của máu đến nuôi các mô cũng là nguyên nhân. Hay khi trời lạnh, các cơ thường co lại để sinh nhiệt (rét run), tư thế “so vai, rụt cổ” do các cơ vùng gáy co lại để hạn chế tối đa trao đổi nhiệt với môi trường lạnh xung quanh.
Các chứng như đau cơ, mỏi cơ, cứng vai, đau lưng, đau khớp tay, khớp gối... gây khó chịu và mệt mỏi. Các triệu chứng ban đầu thường nhẹ nhưng nếu không có biện pháp điều chỉnh kịp thời sẽ diễn biến kéo dài, gây phiền toái, ảnh hưởng công việc và sinh hoạt.
Phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp
Điều trị bệnh lý về cơ xương khớp là một quá trình lâu dài, cần được điều trị đúng cách. Đối với các bệnh nhân có xu hướng lạm dụng các loại thuốc kháng sinh một cách thiếu kiểm soát thì sẽ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như hội chứng phù mặt, cổ, vai do thuốc, hội chứng dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là tử vong.
Quá trình khôi phục tổn thương cho các khớp xương thường diễn ra khá chậm. Nếu sử dụng thuốc Tân dược có thể thấy triệu chứng giảm đi một cách rõ rệt, điều trị bằng thảo dược Đông y thì lại cần thời gian dài hơn do chủ đích đi sâu vào căn nguyên của bệnh, giải quyết từ gốc rễ nguyên nhân gây bệnh xương khớp nên hiệu quả điều trị thu được cũng lâu dài và bền vững hơn.
Ngoài việc điều trị bằng bài thuốc theo kê đơn của bác sĩ, người bệnh xương khớp nên thực hiện các bài tập bổ trợ nhẹ nhàng để các khớp xương được hoạt động, tăng sự dẻo dai. Để phòng tránh các chứng đau cơ xương khớp, không nên ngồi một tư thế gò bó quá 45 phút; ngồi đúng tư thế bằng cách luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng và thường xuyên thay đổi tư thế ngồi; khi ngủ, nên kê gối cao vừa phải; tranh thủ tập thể dục tại nơi làm việc bằng các động tác nhẹ nhàng (vận động, đi lại, vươn vai, xoay cổ tay...); có chế độ sinh hoạt hợp lý.
Về chế độ ăn uống, người bệnh xương khớp cũng nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, Vitamin C, Omega 3 như rau quả, trái cây, trứng, hải sản, cá ngừ, cá thu... để thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp. Đồng thời hạn chế ăn mặn, đồ ăn từ bột mì, sữa và các sản phẩm từ sữa, cà phê...
Trên đây là một số bệnh cơ xương khớp mà các bạn có thể tham khảo để chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như những người thân yêu xung quanh mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Bài viết được Bác sĩ Đông Y bảo trợ thông tin