Các bài tập cho mắt nhược thị
Hiện nay, tỉ lệ suy giảm thị lực ở trẻ nhỏ, học sinh và trẻ vị thành niên đang là vấn đề cấp bách ở tất cả các quốc gia, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Vậy để giảm bớt mắt nhược thị thì cần có các bài tập nào?
Các bài tập cho mắt nhược thị
Dưới đây, HoiBenh sẽ phân tích cho các bạn tại sao mắt lại bị nhược thì và các bài tập khắc phục cho mắt.
Nhược thị là gì?
Nhược thị – là một bệnh mà khi đó một trong hai mắt hầu như (hoặc một phần) không thực hiện các chức năng thị giác. Khi hai mắt phải nhìn thấy những hình ảnh quá khác xa nhau, khiến não bộ không thể kết hợp chúng lại thành một hình thống nhất và kết quả là não sẽ không tiếp nhận thông tin của một mắt và mắt đó dần dần sẽ không làm việc nữa. Nếu một cơ quan mà không làm việc thì nó cũng sẽ bị suy yếu dần.
Nhược thị là hiện tượng mắt trẻ kém phát triển hơn so với sinh lý bình thường và bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra trẻ bị nhược thị lúc làm các xét nghiệm và khám cho trẻ, nhưng bố mẹ lại không thể tự phát hiện ra con mình bị nhược thị.
Do vậy, khi phát hiện con bạn có dấu hiệu nhìn kém hơn bình thường, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ mắt ngay để có thể sớm phát hiện ra nguyên nhân gây nhược thị mắt và có phương pháp điều trị sớm để giúp phòng tránh nhược thị cho trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến mắt nhược thị
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến giảm thị lực của trẻ là các loại tật khúc xạ - thủ phạm chính của nạn “Cận thị học đường” đang chiếm trên 60% trẻ em ở độ tuổi đến trường. Tật khúc xạ được dùng để chỉ các bệnh như: cận thị, viễn thị và loạn thị.
Nguyên nhân gây nên nhược thị cho trẻ trong những trường hợp này chính là do trẻ có tật khúc xạ nhưng không được đeo kính ngay từ đầu, đặc biệt là các trường hợp bị viễn thị, loạn thị bẩm sinh. Vì vậy, ngoài việc đeo kính thì trẻ còn cần được điều trị nhược thị đúng cách, nhằm khôi phục thị lực hoàn toàn cho trẻ. Phương pháp điều trị nhược thị nội khoa giúp kích thích cho mắt phát triển một cách tối đa, nhờ vậy thị lực của trẻ sẽ tăng lên.
Thông thường, các bậc phụ huynh chỉ đưa con đi khám bệnh khi trẻ kêu là nhìn mờ hay phát hiện thấy trẻ ngồi gần màn hình khi xem tivi, khi lên lớp trẻ không nhìn rõ bảng ...và khi đến bác sĩ khám thì mới phát hiện ra trẻ có tật khúc xạ nào đó. Nhưng thật đáng tiếc khi đó thường thị lực của trẻ đã bị suy giảm đáng kể, trong rất nhiều trường hợp, ngoài tật khúc xạ mắt trẻ còn bị thêm chứng nhược thị nữa.
Các bài tập cho mắt nhược thị
Cách tập luyện cho mắt nhược thị rất là đơn giản.
Đeo miếng che mắt
Ta dùng một băng che mắt bên lành lại và tập nhìn mắt bên nhược thị với độ kính nào thấp nhất mà cho thị lực cao nhất. Tập luyện càng nhiều, càng lâu càng tốt. Những lúc mà không cần dùng đến mắt lành để nhìn rõ thì hãy ưu tiên nhìn bằng mắt nhược thị. Sau một thời gian dài tập luyện mắt nhược thị có thể phục hồi.
Để chẩn đoán sụp mi, người ta dựa vào mức độ bờ mi mắt trên phủ xuống nhãn cầu. Bình thường bờ mi phủ xuống che lấp tròng đen khoảng 1mm khi mắt nhìn thẳng phía trước. Khi bờ mi che phủ lấp quá 1mm tròng đen là sụp mi.
Sử dụng dược phẩm cho mắt
Dược phẩm— thường là thuốc nhỏ mắt —có thể được dùng để làm mờ tầm nhìn của mắt lành giúp kích thích chức năng thị giác của mắt yếu. Cách chữa trị này hoạt động dựa theo nguyên tắc giống với cách chữa bằng miếng che mắt— bằng cách buộc mắt "yếu" phải thường xuyên tăng tầm nhìn của nó.
Sử dụng kính thuốc hợp lý
Sử dụng kính thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhằm cải thiện độ tập trung và điều chỉnh độ lệch của mắt.
Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách bệnh nhược thị rất quan trọng. Khi trẻ còn nhỏ, hiệu quả điều trị sẽ càng cao. Do vậy, các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đến các cơ sơ y tế để được chẩn đoán và điều trị dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của các y bác sĩ, các chuyên gia về mắt càng sớm càng tốt.
Xem thêm:
- Bệnh nhược thị có bắt buộc đeo kính không?
- Sự nguy hiểm khôn lường của nhược thị mà Thanh Vân Hugo mắc phải