Bướu cổ có liên quan gì đến tuyến giáp hay không?

Tuyến giáp được đánh giá là tuyến nội tiết quan trọng, giúp điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nhiều người băn khoăn liệu bướu cổ có liên quan gì đến tuyến giáp hay không? HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc với bài viết dưới đây.

Bướu cổ có liên quan gì đến tuyến giáp hay không? Bướu cổ có liên quan gì đến tuyến giáp hay không?

Tuyến giáp được đánh giá là tuyến nội tiết quan trọng, giúp điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nhiều người băn khoăn liệu bướu cổ có liên quan gì đến tuyến giáp hay không? HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc với bài viết dưới đây.

Bệnh nhân Triệu Thị A (37 tuổi, ở Hà Nội) vốn “chung sống hòa bình” với bệnh u tuyến giáp lành tính trong hơn 2 năm. Tuy nhiên, từ tháng 5/2018, kích thước nhân giáp tăng rất nhanh, tạo cục lồi to ở cổ gây mất thẩm mỹ, đồng thời gây đau và có cảm giác khó chịu.

Khi được thăm khám với bác sĩ Phạm Thị Hồng Hoa (khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City), bệnh nhân được tư vấn và chỉ định đốt sóng cao tần nhằm diệt các tế bào và mạch máu trong khối u tuyến giáp. Đây chỉ là thủ thuật can thiệp không cần phẫu thuật, đường chọc kim chỉ 3mm cho phép loại bỏ hoàn toàn bướu giáp nhân mà vẫn giữ được chức năng tuyến giáp và thẩm mỹ như mong muốn.

Sau 1 tháng điều trị, thể tích khối u tuyến giáp giảm được 40%, hình ảnh siêu âm màu cho thấy không còn mạch máu trong khối u. Theo cảm nhận của bệnh nhân: “Toàn bộ khối lồi ở cổ tôi phải nhìn kỹ mới phát hiện ra, không lộ như trước. Tôi cũng không còn đau cổ nữa, đặc biệt rất ưng ý vì không có sẹo”.

Trường hợp này của bệnh nhân là bướu cổ đơn thuần, một tình trạng khá phổ biến trong đại bộ phận dân số nói chung, và phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bướu cổ đơn thuần có liên quan đến các vấn đề của tuyến giáp hay không.

Bệnh bướu cổ là gì

Tuyến giáp nằm ở trong cổ, phía trước khí quản, có trách nhiệm sản xuất và tiết ra các hormone điều chỉnh sự tăng trưởng và trao đổi chất của cơ thể. Hầu hết các trường hợp bướu cổ đơn thuần không do viêm hoặc bất thường chức năng tuyến giáp, không gây ra triệu chứng nào khác ngoài sưng và thường không có nguyên nhân rõ ràng.

Nguyên nhân chính gây bệnh bướu cổ

vicare.vn-buou-co-co-lien-quan-gi-den-tuyen-giap-hay-khong-body-1

Thiếu Iốt

Thiếu iốt là nguyên nhân chính gây bướu cổ trên toàn thế giới, trừ các nước phát triển - nơi có các chương trình bổ sung iốt thường xuyên vào chế độ ăn. Vì iốt ít được tìm thấy trong thực vật, chế độ ăn thuần chay có thể cũng bị thiếu iốt.

Tuyến giáp cần iốt để sản xuất hormone tuyến giáp, điều chỉnh quá trình trao đổi chất.

Iốt thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: đồ biển, thực vật trồng trong đất giàu iốt, sữa bò.

Bệnh tự miễn

Nguyên nhân chính của bướu cổ ở các nước phát triển là bệnh tự miễn. Phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ cao hơn, cũng như những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Trong trường hợp suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém, sản xuất quá ít hormone, nó sẽ bị kích thích để sản xuất nhiều hơn, dẫn đến sưng.

Trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto, đây là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính nó và gây ra viêm tuyến giáp.

Bệnh cường giáp

Cường giáp, là trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức, có quá nhiều hormone tuyến giáp được sản xuất ra, là một nguyên nhân khác của bướu cổ.

Điều này thường xảy ra do bệnh Graves, một bệnh rối loạn tự miễn, chức năng miễn dịch của cơ thể tự hoạt động và tấn công tuyến giáp, khiến nó sưng lên.

Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của bướu cổ bao gồm:

  • Hút thuốc: Thiocyanate trong khói thuốc lá cản trở sự hấp thụ iốt.
  • Thay đổi nội tiết tố: Mang thai, dậy thì và mãn kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp: Viêm do nhiễm trùng, ví dụ, có thể dẫn đến bướu cổ.
  • Liti: Thuốc tâm thần này có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
  • Tiêu thụ quá nhiều iốt: Quá nhiều iốt có thể gây bướu cổ.
  • Xạ trị: Điều này có thể kích thích tuyến giáp gây sưng, đặc biệt khi xạ trị vùng cổ.

Triệu chứng của bướu cổ

Mức độ sưng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do bướu cổ tạo ra tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng sau:

  • Đau họng, khó nuốt ho và khàn giọng
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể gây khó thở, giọng the thé

Nếu xuất hiện các triệu chứng khác, thì đó có thể là do nguyên nhân sâu xa hơn ngoài bướu cổ đơn thuần.

Trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Hồi hộp, đánh trống ngực, thích hoạt động
  • Tăng tiết mồ hôi, mẫn cảm với nhiệt
  • Mệt mỏi, giảm cân, rụng tóc

Trường hợp bướu cổ là kết quả của suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Không chịu được lạnh
  • Táo bón, tăng cân, rụng tóc
  • Thay đổi tính cách, hay quên
Bướu cổ có liên quan gì đến tuyến giáp hay không?

Chẩn đoán bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ có thể thấy khi bác sĩ khám phần cổ, yêu cầu bệnh nhân nuốt, sờ thấy sưng. Khi bướu cổ được chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm hiểu thêm các vấn đề khác của chức năng tuyến giáp, ví dụ bệnh cường giáp hoặc suy giáp, bằng cách:

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp, dùng xét nghiệm máu đo nồng độ hormone TSH và T4. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, lượng TSH thấp hoặc không còn và T4 cao. Ngược lại ở những người có tuyến giáp hoạt động kém, lượng TSH cao và T4 thấp.
  • Đo lượng hormone triiodothyronine, trong một số trường hợp tuyến hoạt động quá mức, chẳng hạn như nghi ngờ bệnh Graves.

Trong một số trường hợp bướu cổ, có thể cần làm các xét nghiệm chuyên khoa khác, ví dụ như:

  • Quét iốt phóng xạ: để quan sát hình ảnh chi tiết của tuyến.
  • Siêu âm: để đánh giá kích thước của tuyến và bướu cổ.
  • Sinh thiết: dùng kim chọc để lấy mẫu tế bào từ bên trong tuyến đem xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ ung thư.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp bướu cổ đơn giản đều có thể phòng ngừa được thông qua việc bổ sung iốt đầy đủ, được thêm vào muối ăn ở chương trình phòng chống bướu cổ quốc gia, hoặc sử dụng các chất bổ sung iốt.

Nếu bướu cổ nhỏ và chức năng tuyến giáp bình thường, điều trị thường không cần thiết. Điều trị tích cực bướu cổ được chỉ định cho các trường hợp xuất hiện triệu chứng.

  • Phẫu thuật bướu cổ: để giảm kích thước chỗ sưng, được chỉ định cho các trường hợp bướu cổ gây khó chịu cho người bệnh, ví dụ như bướu to gây khó thở, khó nuốt.
  • Suy giáp: dùng thuốc để thay thế hormone tự nhiên. Liều thuốc thyroxine tổng hợp (T4) dùng tăng dần cho đến khi chức năng tuyến giáp được hồi phục.
  • Bệnh cường giáp: cần điều trị để kháng lại sự sản xuất hormone dư thừa. Các thuốc kháng tuyến giáp, như thionamide, giúp giảm dần nồng độ hormone. Đốt iốt phóng xạ để giảm chức năng tuyến giáp cũng là một lựa chọn điều trị.

Các cơ sở khám và điều trị bướu cổ uy tín

Đây là bệnh liên quan đến nội tiết tố nên người bệnh có thể đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết hoặc ung bướu:

  • Thành phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y Dược Hồ Chí Minh, bệnh viện 115, ...
  • Hà Nội: bệnh viện nội tiết Trung ương, bệnh viện K, bệnh viện ung bướu Hà Nội, trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai, ... Ngoài ra có thể tham khảo các cơ sở của hệ thống bệnh viện Đa khoa Vinmec.

Xem thêm:

  • Bị bệnh bướu cổ uống thuốc gì?
  • Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì?