Buồng trứng có nhiều nang nhỏ có mang thai được không?

Được làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ, do đó đa phần chị em phụ nữ thường lo lắng khi nhận thấy kinh nguyệt bất thường, xét nghiệm phụ khoa cho hình ảnh buồng trứng có nhiều nang nhỏ. Vậy buồng trứng đa nang là gì? Buồng trứng có nhiều nang nhỏ là bệnh gì và có mang thai bình được không?

Buồng trứng có nhiều nang nhỏ có mang thai được không? Buồng trứng có nhiều nang nhỏ có mang thai được không?

Buồng trứng đa nang là gì?

Buồng trứng đa nang (được viết tắt là PCOS – Polycystic Ovary Syndrome) là biểu hiện bệnh ở người nữ quá nhiều hormone sinh dục nam và thiếu hụt hormone sinh dục nữ. Tình trạng bệnh khiến sự rụng trứng bất thường, hormone sinh dục nam ngăn cản sự rụng trứng khiến trứng chứa đầy trong nang, làm buồng trứng bị giãn rộng chứa các nang nhỏ. Nếu không chẩn đoán và chữa trị sớm sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hormone, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và rối loạn sinh sản. Bệnh có ảnh hưởng đến 5 – 10 % phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Hội chứng buồng trứng đa nang có chữa được không?

Triệu chứng

Dấu hiệu mắc bệnh sẽ khác nhau trên từng bệnh nhân do sự thay đổi hormone khác nhau. Khoảng 80% phụ nữ mắc bệnh bị béo phì, thường là béo bụng và hơn 70% phụ nữ có tình trạng lông phát triển nhiều ở các bộ phận như: mặt, bụng dưới, lưng, ngực, hoặc bắp đùi.

Tám dấu hiệu phổ biến của hội chứng buồng trứng đa nang:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: dấu hiệu phổ biến nhất của buồng trứng đa nang là chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài, hơn 50% phụ nữ kinh nguyệt không đều thậm chí hơn 20% là vô kinh. Ví dụ như kinh nguyệt có rất ít hoặc quá nhiều một cách bất thường, hoặc ít hơn 9 lần hành kinh trong một năm, khoảng cách giữa 2 lần xuất hiện kinh nguyệt hơn 35 ngày...
  • Khó khăn trong việc thụ thai: nang noãn không chính và rụng, lượng hormone testosterone và insulin tăng cao làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Xuất hiện các vấn đề về da: rối loạn nội tiết tố làm da dễ bị mụn trứng cá, nhờn, mảng da sẫm màu,..
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ hoặc ngáy ngủ
  • Do tăng lượng hormone nam dẫn đến mọc nhiều lông ở những nơi không mong muốn: trên mặt, trên ngực, bụng, lưng hoặc bắp đùi
  • Thay đổi tâm trạng thất thường: lo âu cáu giận buồn vui thất thường, trầm cảm
  • Tăng cân, béo phì kể cả khi ăn uống đều độ
  • Các nang tóc bị thiếu dinh dưỡng làm tóc mỏng hoặc tóc rụng nhiều.

Buồng trứng có nhiều nang nhỏ có mang thai được không?

Tỉ lệ mắc hội chứng buồng trứng đa nang vào khoảng 5-10% ở phụ nữ trong giai đoạn sinh sản, tuy nhiên không phải ai cũng vô sinh, hiếm muộn và những người bị hiếm muộn có nguyên nhân liên quan đến tình trạng này có thể được điều trị thành công bằng nhiều phương pháp khác nhau.

người bị đa nang buồng trứng vẫn có thể có con bình thường

4 cách điều trị buồng trứng đa nang hỗ trợ phụ nữ sinh sản

Giảm cân:

Giảm cân bằng cách giảm tinh bột trong khẩu phần ăn, ăn thức ăn giàu chất xơ,.. kết hợp với vận động hợp lý, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, lo âu. Việc giảm cân giảm béo bụng giúp cho sự rụng trứng đều đặn hơn, tăng khả năng thụ thai. Thông thường nếu giảm được 5 – 7 kg, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn hơn.

Dùng thuốc hỗ trợ sinh sản

Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định loại thuốc nào phù hợp:

  • Clomiphene: là loại thuốc giúp tăng khả năng sinh sản, được chỉ định trong trường hợp bạn đã giảm cân mà chu kỳ kinh vẫn không đều đặn. Khoảng 80% phụ nữ được điều trị với thuốc clomiphene cho tác dụng rụng trứng trong vòng 3 tháng đầu tiên, trong đó có khoảng 30 – 40% mang thai trong lần điều trị thứ 3
  • Letrozole: letrozole có tác dụng kích thích rụng trứng. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, letrozole cho hiệu quả tốt hơn so với clomiphene trong việc điều hòa rụng trứng và hỗ trợ mang thai đối với người mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Metformin: thuốc có tác dụng kích thích sự rụng trứng. Metformin cho tác dụng tốt hơn khi kết hợp với clomiphene hoặc letrozole trong quá trình điều trị hội chứng buồng trứng đa nang
  • Gonadotropins: bác sĩ sẽ chỉ định Gonadotropins trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc khác. Đây là loại thuốc dạng tiêm có tác dụng kích thích sự rụng trứng cũng như giúp trứng phát triển. Khoảng 60% phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thai khi được điều trị với Gonadotropins
Thụ tinh trong ống nghiệm

Phương pháp phẫu thuật buồng trứng

Phương pháp phẫu thuật buồng trứng được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc trên. Phương pháp phẫu thuật hay được gọi là khoan buồng trứng là tiến hành phẫu thuật bằng cách mổ ở bụng để tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng, làm giảm mức độ kích thích tiết sắc tố nam và tăng cường sự rụng trứng.

Không giống như thuốc uống hay tiêm chích, phương pháp khoan buồng trứng chỉ được điều trị một lần và cho tác dụng tạm thời, tuy nhiên có đến khoảng 50% phụ nữ mang thai trong vòng một năm kể từ khi được tiến hành phẫu thuật. Phương pháp đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao và khá phức tạp.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm ( IVF) được xem là phương pháp tối ưu trong trường hợp sử dụng thuốc hay phẫu thuật buồng trứng không cho kết quả tốt. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành lấy trứng và tinh trùng để tiến hành quy trình thụ tinh trong phòng thí nghiệm.

Sau đó, phôi sẽ được đưa vào tử cung của bạn để phôi phát triển thành thai nhi. Tỷ lệ mang thai phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng sinh sản của bệnh nhân.

Nói chung phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường khó để mang thai tự nhiên, tuy nhiên y học sẽ can thiệp giúp người bệnh điều trị bằng nhiều cách ( kích thích buồng trứng bằng các thuốc gây phóng noãn, can thiệp ngoại khoa cắt đốt buồng trứng hoặc thụ tinh ống nghiệm).

Xem thêm :

  • 3 dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang bạn cần biết
  • Những điều bạn nên biết về hội chứng đa nang buồng trứng
  • Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có dành cho bạn?