Bùn mật có phải là một dạng sỏi mật không?

Bùn mật là tên gọi ngắn gọi của sỏi bùn túi mật, và là dạng sơ khai của sỏi mật. Ở một số người, bùn mật có thể xuất hiện rồi biến mất mà người bị không hay biết, một số khác bùn mật lại có thể diễn biến nguy hiểm cần đến những phương pháp điều trị và phòng tránh kịp thời.

Bùn mật có phải là một dạng sỏi mật không? Bùn mật có phải là một dạng sỏi mật không?

Bùn mật là tên gọi ngắn gọi của sỏi bùn túi mật, và là dạng sơ khai của sỏi mật. Ở một số người, bùn mật có thể xuất hiện rồi biến mất mà người bị không hay biết, một số khác bùn mật lại có thể diễn biến nguy hiểm cần đến những phương pháp điều trị và phòng tránh kịp thời.

Bùn mật là gì?

Bùn mật hình thành bằng sự tích tụ của hỗn hợp muối canxi bilirubinat, chất nhầy và các tinh thể cholesterol. Nếu quá trình tích tụ này kéo dài, bùn mật sẽ có thể hình thành viên sỏi cholesterol, sỏi mật và kéo theo những biến chứng như viêm mủ và áp-xe đường mật, hoại tử và thủng túi mật...

Bùn mật nếu mới hình thành có thể tự tan ra hoặc bị quá trình co bóp của túi mật đẩy ra ngoài. Chính vì vậy, một số người có bùn mật nhưng hoàn toàn không biết đến sự xuất hiện của nó. Ngược lại, những người bị đầy hơi, chán ăn, ăn lâu tiêu, chướng bụng,... kéo dài nhưng không đi khám thì có thể đây là những triệu chứng của bùn mật đã bắt đầu hình thành nên sỏi mật, và các triệu chứng cấp tính liên quan đến sỏi mật.

vicare.vn-bun-mat-co-phai-la-mot-dang-soi-mat-khong-body-1

Cách chữa bùn mật có khó không?

Khi xuất hiện những triệu chứng sơ khai trong sinh hoạt như buồn nôn không rõ nguyên nhân, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như cơn đau vùng mạn sườn phải xuất hiện đột ngột và kéo dài thì đó là dấu hiệu cho thấy bùn mật đang tác động nguy hiểm đến sức khỏe. Khi này cần phải thực hiện phẫu thuật cắt túi mật.

Chính vì vậy, hãy luôn lắng nghe cơ thể mình để nhận biết được các dấu hiệu của bùn mật, phòng tránh nguy cơ sỏi mật. Bởi vì điều trị sỏi mật chưa bao giờ là dễ dàng. Chưa kể đến hiện tượng sau khi cắt túi mật, bùn mật xuất hiện trở lại nhanh chóng do thói quen sinh hoạt, ăn uống. Điều trị sỏi mật rất lan giải, tuy nhiên điều trị bùn mật lại khá dễ dàng, chỉ cần sớm phát hiện được tình trạng cơ thể đang tích tụ bùn mật.

Đẩy lùi và phòng tránh bùn mật

Có câu “bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”, bùn mật xuất hiện cũng không nằm ngoài quy luật này. Quá trình xuất hiện bùn mật liên quan chủ yếu đến các loại thực phẩm bạn thường xuyên đưa vào cơ thể.

  • Không nên ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán hoặc nội tạng động vật. Các loại thức ăn này sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ bùn mật, lâu dần trở thành sỏi mật. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như vậy cũng ảnh hưởng cả tới quá trình hoạt động của gan và máu.
  • Không nên lạm dụng đồ ngọt hay đường tinh chế có trong bánh kẹo, nước ngọt sẽ góp phần gia tăng cholesterol, chất béo dẫn tới nguy cơ bùn mật.
  • Nên tích cực bổ sung trong thực đơn hàng ngày với nhiều rau xanh, trái cây dồi dào vitamin C như cam, bưởi hoặc thức ăn kích thích hệ tiêu hóa như khoai lang để đào thải các chất độc trong cơ thể, hạn chế hấp thụ chất béo, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện bùn mật.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh bằng việc lựa chọn cho mình một phương pháp tập luyện, vận động cơ bắp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường thải độc cơ thể, và gia tăng sức đề kháng tự nhiên để đẩy lùi các nguy cơ bệnh tật, trong đó có bùn mật, sỏi mật.
vicare.vn-bun-mat-co-phai-la-mot-dang-soi-mat-khong-body-2
  • Đặc biệt ăn uống hợp vệ sinh, tẩy giun định kỳ sẽ giúp phòng tránh nhiễm khuẩn đường mật do giun sán và ngăn ngừa hình thành bùn mật.
  • Khi có bất cứ triệu chứng nào như đau bụng thường xuyên, ăn khó tiêu, buồn nôn không rõ nguyên nhân, bụng đầy trướng, đau âm ỉ,... nên đi thăm khám kịp thời để phát hiện bùn mật sớm nhất, từ đó phòng tránh được nguy cơ sỏi mật.

Đừng quên theo dõi và đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bùn mật cũng như các loại bệnh khác để sớm có phương án chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Người bệnh sỏi mật, cần kiêng gì để tránh tái phát?
  • Sỏi mật có nguy hiểm không? Biến chứng và cách phòng ngừa