Bụi PM2.5 là gì? Tác hại kinh khủng về loại bụi này

Hiện trạng ô nhiễm không khí toàn cầu đang ở mức báo động. Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm không khí cũng ở mức cao, đặc biệt là ở thành phố Hà Nội. Chỉ số bụi PM2.5 đang tăng và có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Vậy bụi PM2.5 là gì và tác hại như thế nào? Mời bạn đọc cùng Vicare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bụi PM2.5 là gì? Tác hại kinh khủng về loại bụi này Bụi PM2.5 là gì? Tác hại kinh khủng về loại bụi này

Bụi PM2.5 là gì?

Chữ PM trong ký hiệu của bụi PM2.5 là chữ viết tắt của từ tiếng Anh: Particulate Matter, có nghĩa là một chất dạng hạt (thể rắn hoặc thể lỏng). Chữ số 2.5 có nghĩa là kích thước của các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 2.5 micromet (viết tắt là μm, bằng 1/1,000,000 mét). Đây là một loại chỉ số về chất lượng của không khí.

Bụi PM2.5 hay còn được gọi là bụi siêu vi PM2.5 là bụi chứa những hạt ở dạng lỏng hoặc dạng rắn trôi nổi trong không khí của chúng ta. Những hạt này có thể do nhiều chất khác nhau tạo ra như: sulfur, cacbon, khí nitơ và các hợp chất kim loại ở dạng bụi mịn... Đối với các nhà khoa học nghiên cứu môi trường, các hạt này là những chất gây ô nhiễm không khí tồn tại ở kích thước rất nhỏ. Chúng đến từ những nguồn gây ô nhiễm không khí như: khí thải của các phương tiện giao thông vận tải, khí thải từ hoạt động của các nhà máy, từ các công trình xây dựng, nhà cửa...Trong đố đó, nguồn khí thải từ những phương tiện giao thông là nguồn quan trọng nhất thải ra loại bụi siêu vi PM2.5 vào không khí (chiếm 57%), tiếp theo là bụi từ các công trình xây dựng, nhà cửa (chiếm 32%) và các hoạt động sản xuất công nghiệp (chiếm 11%).

vicare.vn-bui-pm25-la-gi-tac-hai-kinh-khung-ve-loai-bui-nay-body-1

Trong tài liệu rất thường gặp chỉ tiêu bụi từ PM10 đến dưới PM2.5. Tương tự như PM2.5, ký hiệu PM10 cũng dùng để chỉ những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10μm. Như vậy, chỉ tiêu PM10 đến dưới PM2.5 nghĩa làm hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt (dạng lỏng hoặc dạng rắn) có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10μm nhưng lớn hơn 2.5μm đang trôi nổi trong 1 mét khối (m3) không khí.

Thực trạng về bụi PM2.5 hiện nay

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm (PM10) là những hạt có khả năng bị con người hít vào qua quá trình hô hấp, chúng sẽ theo đường dẫn khí đến tích tụ trên phổi, gây ra nguy hại cho sức khỏe con người. Trong đó, những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5μm (PM2.5) là những hạt đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe vì chúng xâm có thể nhập trực tiếp vào các túi phổi. Vì vậy, các nhà môi trường học đã dùng chỉ số bụi PM 2.5 để biểu thị cho hàm lượng tiêu chuẩn của những hạt trôi nổi trong 1m3 không khí. Chỉ số bụi mịn PM2.5 càng cao, sự ô nhiễm không khí tại nơi đó càng nghiêm trọng. Mức tiêu chuẩn và an toàn của chỉ số PM2.5 là 10, nghĩa là có 10 hạt (có kích thước ≤2.5 μm) trong 1 mét khối không khí.

vicare.vn-bui-pm25-la-gi-tac-hai-kinh-khung-ve-loai-bui-nay-body-2

Theo các Báo cáo về chất lượng không khí ở Việt Nam do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam thực hiện cho biết: nồng độ bụi mịn PM2.5 của Hà Nội hiện đang là 50.5, con số này cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia cho phép và cao gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình theo hướng dẫn nồng độ bụi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Chỉ số PM2.5 của toàn miền Bắc Việt Nam (những khu vực khác ngoài Hà Nội) đang ở mức 20 – 25, chỉ số này cao gấp 2 lần so với mức an toàn đã được đưa ra. Còn hiện trạng không khí ở miền Nam Việt Nam nhìn chung vẫn đang ở mức an toàn cho phép, tại thành phố Hồ Chí Minh là 28.23. Trước đó, tại các hội thảo về môi trường trên cả nước, các chuyên gia trong nước đã khẳng định rằng: không khí ở gần như toàn bộ các thành thị trong cả nước đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do khí thải từ nhà máy và xe cộ.

Trên thế giới, những khu vực có chỉ số PM2.5 cao nhất đó là khu vực Bắc Phi và Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí ở mức độ đáng báo động hiện nay. Các khu vực ở phía Đông và Đông Bắc Trung Quốc có chỉ số PM2.5 lên đến 80, chỉ số này còn cao hơn cả bụi mịn ở sa mạc Sahara. Có ý kiến cho rằng bụi PM2.5 tập trung mật độ cao chủ yếu là do con người, số khác lại nghĩ rằng là do tự nhiên. Chuyên gia môi trường cho biết, ở khu vực Ả Rập và Sahara, các hạt bụi mịn trôi nổi là do bụi từ khoáng sản tự nhiên cấu thành, còn ở Trung Quốc và Ấn Độ, tỉ lệ ô nhiễm cao là do khí thải của nhà máy, xe cộ với mật độ dân cư đông đúc nhất thế giới gây ra.

Tác hại của bụi PM2.5 đến sức khỏe con người

Sau khi xâm nhập một cách dễ dàng vào cơ thể người qua đường dẫn khí, các hạt bụi PM2.5 và bụi PM10 có khả năng gây ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn và ngay lập tức như: gây kích ứng mũi họng, kích ứng mắt với biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi và ho liên tục. Khi chúng ta hít bụi PM2.5 và PM10 thường xuyên, các hạt bụi này có thể làm suy giảm chức năng của phổi (triệu chứng thở nhanh, hụt hơi) và có thể gây các bệnh mạn tính như hen suyễn hoặc bệnh tim. Đặc biệt, bụi PM2.5 xâm nhập vào cơ thể của những người có thể gây ra các hiểm họa như sau:

vicare.vn-bui-pm25-la-gi-tac-hai-kinh-khung-ve-loai-bui-nay-body-3

Phá hủy tế bào miễn dịch của cơ thể

PM25 mang theo các hạt carbon đen chứa một số lượng lớn ion kim loại xâm nhập vào tế bào bạch cầu của cơ thể, chúng sẽ phá hủy cơ chế cân bằng nội bào, gây rối loạn chức năng thực bào và rối loạn tiêu thể (lysosome) của tổ chức phổi. Tế bào thực bào là tế bào bảo vệ cơ thể, khi xuất hiện protein xấu (vi khuẩn, vi rút...) chúng sẽ tiến hành bắt giữ và tiêu hủy các tác nhân có hại. Theo các nghiên cứu cho biết các thành phần trong bụi mịn PM2.5 sẽ phá hủy cơ chế bảo vệ này và tạo ra độc tính.

Hấp thu các chất độc hại

Khác với PM10, bụi PPM2.5 có kích thước nhỏ và có tổng diện tích bề mặt lớn, do đó chúng rất dễ hấp thu chất ô nhiễm trong không khí nên có độc tính mạnh hơn và nguy hại hơn so với bụi PM10. Chất độc trong bụi khi đi vào cơ thể người có thể gây gây khí phế thủng phổi (tình trạng tổn thương thành phế nang làm phế nang mất tính đàn hồi, phổi bị ứ khí), đây là một biểu hiện của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) không thể chữa được.

Bụi PM2.5 vào máu có khả năng gây nhồi máu cơ tim

Bụi PM2.5 có tính gây bệnh cao hơn hẳn so với PM10. Những hạt bụi PM4.7-10 chỉ có thể được hít vào mũi và hệ hô hấp, sau đó cơ thể có thể tự kích thích và ho ra để giảm nhẹ mức tổn thương. Nhưng với các hạt bụi nhỏ hơn thì sẽ đi thẳng vào khí quản và phế quản, thậm chí vào máu và hệ thần kinh (PM0.1, PM0.5, PM1, PM2.5). Các hạt bụi mịn này chỉ cần một khoảng thời gian ngắn đã có thể khiến vị trí tắc nghẽn mạch máu bình thường, không nghiêm trọng, đột nhiên bị vỡ và tạo ra nghẽn mạch, gây cơn nhồi máu cơ tim cấp tính. Theo khảo sát ở Hoa Kỳ trên 25.000 người bị bệnh tim hoặc người có tim không khỏe đã phát hiện: khi PM2.5 tăng lên 10 đơn vị thì tỉ lệ thiệt mạng của người bệnh tim mạch sẽ tăng 10% – 27%.

Ung thư – Đột biến gen

Các chuyên gia thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) nhận định: bụi PM2.5 chứa nhiều hạt kim loại mịn còn có khả năng gây ung thư cho con người sau một khoảng thời gian dài tiếp xúc và gây đột biến gen cho thế hệ con cháu.

Phòng tránh hít phải bụi PM2.5

Mang khẩu trang than hoạt tính

Mặc dù khẩu trang than hoạt tính thông thường không đủ khả năng ngăn cản 100% đối với bụi siêu vi PM2.5 hoặc ngay cả bụi PM10, tuy nhiên việc mang khẩu trang vẫn hạn chế được phần nào sự xâm nhập của bụi vào cơ thể người.

Dùng xe ô tô hoặc xe buýt

Do không khí ô nhiễm, tốt nhất nên lựa chọn xe buýt, xe taxi hoặc xe riêng khi phải ra đường. Phần lớn các ô tô đều có máy lọc không khí, lọc được phần nào bụi bẩn bên ngoài và để việc hít thở không khí được sạch hơn. Ngoài ra, sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển cũng góp phần làm giảm bớt lượng khí thải.

Không tập thể dục ở nơi có nhiều khói bụi

Hoạt động thể lực tiêu hao năng lượng sẽ làm tăng nhịp thở và thay đổi cách thở từ mũi sang miệng. Miệng không có hệ thống lông, không thể lọc được bụi từ không khí. Do đó, tại những nơi ô nhiễm như đường phố, các khu công nghiệp, chúng ta không nên tập thể dục hoặc chơi thể thao thường xuyên.

Sử dụng máy lọc không khí

Chúng ta thường dành nhiều thời gian trong ngày ở nhà hoặc ở văn phòng làm việc, do đó môi trường không khí ở đây là vô cùng quan trọng và việc sử dụng máy lọc không khí là lựa chọn tối ưu nhất. Hiện nay có rất nhiều dòng máy lọc có khả năng lọc những hạt bụi nhỏ nhất như bụi PM2.5... của các hãng máy lọc không khí như Sharp, Panasonic... Nên chọn các dòng máy tích hợp thêm tính năng tạo ẩm giúp người dùng không bị khô mũi, khô da.

Trồng cây xanh

Trồng cây xanh luôn luôn là biện pháp làm sạch không khí thân thiện và gần gũi nhất. Cây xanh giúp cản bụi rất tốt và tạo ra nhiều oxy cho môi trường sống của con người.

Xem thêm:

  • Hà Nội bị bao phủ bởi bụi siêu mịn
  • Nhóm máu liên quan tới nguy cơ đau tim do ô nhiễm không khí
  • Hướng điều trị viêm phế quản ở người lớn và trẻ nhỏ