Bọc răng sứ bị nhức phải làm sao?

Ngày nay, phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ đã dần trở nên phổ biến với những người có vấn đề về răng miệng. Sau khi bọc răng sứ, có thể tình trạng ê nhức sẽ xuất hiện khiến bạn khó chịu. Vậy bọc răng sứ bị nhức phải làm sao và cách chăm sóc răng miệng thế nào để đau nhức ê buốt không còn là nỗi lo của người bệnh?

Bọc răng sứ bị nhức phải làm sao? Bọc răng sứ bị nhức phải làm sao?

Ngày nay, phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ đã dần trở nên phổ biến với những người có vấn đề về răng miệng. Sau khi bọc răng sứ, có thể tình trạng ê nhức sẽ xuất hiện khiến bạn khó chịu. Vậy bọc răng sứ bị nhức phải làm sao và cách chăm sóc răng miệng thế nào để đau nhức ê buốt không còn là nỗi lo của người bệnh?

Nguyên nhân khiến người bọc răng sứ bị nhức

Nguyên nhân gây nhức ở những người bệnh sẽ là chìa khóa quyết định việc bọc răng sứ bị nhức phải làm sao. Sau đây là một số lý do đau nhức bạn cần lưu ý:

  • Viêm tủy răng

Răng được cấu tạo bởi 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng. Để bọc răng, bác sĩ cần mài đi lớp men mỏng bên ngoài răng. Nếu bác sĩ tiến hành mài răng quá sâu sẽ ảnh hưởng đến tủy răng gây viêm tủy. Ngoài ra, trong quá trình mài, răng sẽ bị sinh nhiệt, bác sĩ sử dụng máy mài không đạt tiêu chuẩn dẫn đến rung lắc nhiều, độ ma sát giữa đầu khoan với mô răng lớn khiến tủy bị tổn thương nghiêm trọng.

Khi tiến hành bọc trồng răng sứ bị nhức, một số cơ sở nha khoa sử dụng chất gắn thế hệ cũ khiến nồng độ axit trong khoang miệng tăng lên hoặc hạ xuống thấp khiến vi khuẩn gây hại sinh sôi, phá hủy men răng và gây viêm tủy. Một số trường hợp răng sứ bọc không khít cũng khiến cho thức ăn dính vào răng thật gây sâu răng, viêm tủy.

Thông thường tình trạng ê nhức xuất hiện là do răng không được điều trị tủy đã bị viêm trước khi bọc sứ. Tủy răng bị viêm có thể do sâu răng hoặc chấn thương, nếu như bác sĩ không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới hoại tử, kích ứng lên ống tủy, xung truyền vào các dây thần kinh, khiến cho người làm răng có cảm giác đau nhức, cơn đau nhức có thể diễn ra thường xuyên hơn, khó chịu vô cùng.

  • Sâu răng, viêm nướu.

Bệnh sâu răng cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến răng sau khi bọc sứ bị nhức. Nguyên nhân chính là bởi sâu răng trước khi bọc sứ không được nạo sạch khiến, vết sâu còn tồn tại, khi răng sứ chụp lên trên sẽ gây kích ứng lên đầu tủy, lâu ngày nếu không được khắc phục thì tình trạng viêm tủy hoàn toàn có thể xảy ra.

Các vấn đề như viêm nha chu, viêm nướu,... nếu không được điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ thì răng sau khi bọc răng sứ bị nhức hoàn toàn có thể xảy ra.

vicare.vn-boc-rang-su-bi-nhuc-phai-lam-sao-body-1
  • Bác sĩ mài quá sâu vào lợi

Ở vùng chân răng, lợi sẽ bám sát vào răng để bảo vệ không cho vi khuẩn tấn công gây ảnh hưởng đến toàn bộ khoang miệng. Nếu bác sĩ mài răng quá sâu sẽ dẫn đến ê buốt sau khi bọc răng sứ.

Biểu hiện của tình trạng này là những cơn đau nhức kéo dài, đau khi ăn phải thức ăn dễ khiến răng bị nhạy cảm như đồ ăn quá nóng, quá cay, quá lạnh, kèm theo đó là cảm giác ê buốt. Sau khoảng vài giờ đồng hồ, cơn đau sẽ giảm đi nhưng bạn có dấu hiệu sưng nướu và chảy máu chân răng khi đánh răng.

Răng mài quá sâu không chỉ khiến người bệnh đau nhức, ê buốt mà còn dẫn đến viêm lợi, hàm răng lung lay, hơi thở hôi thậm chí là rụng răng, răng mất đi chức năng ăn uống.

  • Sang chấn khớp cắn

Không ít người sau khi bọc trồng răng sứ bị nhức, bị ê buốt là do sang chấn khớp cắn. Sau quá trình bọc, khớp cắn không được điều chỉnh tốt, răng bị va đập dẫn tới áp lực nhai dồn lên chân răng gây đau.

Biểu hiện của tình trạng này đó là cơn đau buốt xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn xong, cơn đau có thể lan lên đầu, lan sang tai, má kèm sốt nhẹ.

Bọc răng sứ sau bao lâu thì hết nhức?

Bọc răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt không có câu trả lời chính xác với khoảng thời gian cụ thể. Thông thường, cơn đau nhức sau khi bọc răng sẽ diễn ra từ 2-3 ngày, với người có tình trạng răng miệng yếu thì kéo dài đến 1 tuần.

Bọc răng sứ bị nhức phải làm sao?

Nếu như không may mắc phải tình trạng răng bọc sứ bị nhức thì việc bạn cần làm ngay lúc ấy là đến tái khám tại các nha khoa uy tín, để xác định nguyên nhân cụ thể và có phương pháp điều trị kịp thời.

Sau khi tìm được nguyên nhân gây đau nhức, bác sĩ có thể sẽ phải tháo phần răng sứ đã làm ra để kiểm tra và lắp răng sứ mới lại cho bạn, hoặc nếu nguyên nhân do bệnh răng miệng thì cần điều trị bệnh triệt để, sau đó bạn sẽ phải chờ ít ngày để phục hồi thì mới có thể thực hiện chụp sứ lên trên.

vicare.vn-boc-rang-su-bi-nhuc-phai-lam-sao-body-2

Chế độ chăm sóc răng miệng

Thời gian đầu sau khi trồng răng sứ bị nhức, răng miệng của bạn sẽ bị ê buốt, bạn hãy lưu ý đến vấn đề ăn uống và giữ gìn sạch sẽ khoang miệng.

Bạn cần tránh ăn những đồ quá cứng, thức ăn quá nóng, lạnh hay quá chua, cay bởi chúng sẽ khiến răng của bạn kích thích dẫn đến đau buốt nhiều hơn. Hạn chế hút thuốc, uống bia rượu, đồ uống có gas hay nước ngọt.

Để giảm những cơn ê buốt, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh giảm đau, ngậm nước muối, chườm đá quanh nướu, massage nhẹ nhàng nướu.

Nếu bạn có một quá trình chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ răng miệng thì cơn ê buốt chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày rồi từ từ biến mất. Một số trường hợp người bệnh có cơn đau kéo dài không khỏi thì nên đi khám bác sĩ, nha khoa để được chẩn đoán và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng nguy hiểm về sau.

Xem thêm;

  • Bọc răng sứ nano bao nhiêu tiền có an toàn không?
  • Bọc răng sứ hay dán veneer nên chọn phương pháp nào?
  • Bọc răng sứ bao lâu phải làm lại?