Bổ sung kẽm thế nào cho đúng cách?

Kẽm là một khoáng chất vi lượng vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vậy bổ sung kẽm khi nào cần và như thế nào cho đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ thêm về vấn đề này và bổ sung kẽm hợp lý.

Bổ sung kẽm thế nào cho đúng cách? Bổ sung kẽm thế nào cho đúng cách?

Tại sao cần bổ sung kẽm?

  • Kẽm làm tăng sinh sản tế bào, nhất là ở giai đoạn bào thai và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai bị thiếu kẽm sẽ có nguy cơ sinh non cao gấp 3 lần so với phụ nữ bình thường và trẻ sinh ra thường nhẹ cân, lùn hơn so với các trẻ khác.
  • Trẻ thiếu kẽm sẽ chậm tăng trưởng, dễ bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển, rối loạn sự hình thành xương khớp, kém phát triển về chiều cao và cân nặng, chậm dậy thì, giảm chức năng sinh dục.
  • Nam giới bị thiếu kẽm sẽ khiến cho thể lực bị suy giảm và đặc biệt là số lượng và chất lượng tinh trùng cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
  • Kẽm giúp cho tóc đen và mượt hơn, giúp cho da đẹp hơn và móng chắc khỏe hơn. Thiếu kẽm sẽ khiến tóc xơ cứng và chuyển dần từ đen sang vàng, móng tay dễ bị gãy và chậm mọc lại, da bị khô và sạm, bên cạnh đó còn thấy xuất hiện có những bớt trắng ở da,...
  • Thiếu kẽm thì vị giác bị giảm hoặc mất đi sự nhạy cảm dẫn đến việc ăn không ngon miệng, chán ăn. Trẻ thiếu kẽm sẽ dễ bị viêm lưỡi bản đồ, biếng ăn và viêm niêm mạc miệng...
  • Kẽm giúp tổng hợp và phân tiết các loại vitamin A, E, B6... cùng với các loại hormon tăng trưởng để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Vì vậy, mọi người cần bổ sung kẽm để cơ thể được phát triển về cả thể lực và tinh thần, giúp tăng sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống.

vicare.vn-bo-sung-kem-nao-cho-dung-cach-body-1

Những đối tượng nào cần bổ sung kẽm

Các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm và cần được bổ sung kẽm thường là:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng cần bổ sung kẽm để đáp ứng đủ nhu cầu kẽm cho bào thai. Phụ nữ cho con bú cũng cần bổ sung thêm kẽm để trẻ có thể nhận được lượng kẽm đầy đủ từ sữa mẹ.
  • Trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng cần bổ sung kẽm để giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, tránh tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng.
  • Phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các loại thịt. Do đó những người ăn chay thường thiếu hụt kẽm và sẽ cần nhiều hơn 50% kẽm trong chế độ ăn uống của họ.
  • Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, bệnh thận mãn tính,... thường sẽ hấp thụ kẽm từ thực phẩm khó khăn hơn nên cần bổ sung thêm kẽm.
  • Kẽm rất quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng của nam giới. Thiếu hụt kẽm ở nam giới có thể dẫn tới giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, giảm khả năng tình dục và có thể dẫn tới vô sinh – hiếm muộn. Vì vậy, nam giới cũng cần bổ sung kẽm. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ sung kẽm cho nam giới mà chị em có thể mua để bổ sung kẽm cho chồng, tuy nhiên cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa để dùng các loại thuốc bổ sung kẽm cho chồng phù hợp và tốt nhất.

Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn và bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu?

Thiếu kẽm khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn, giảm sức đề kháng, biếng ăn, tiêu hóa kém,...

Vì thế, khi thấy trẻ có những biểu hiện như: rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm lớn hay tiêu chảy, sụt cân, rụng tóc, viêm loét miệng, lưỡi trắng,.... thì đây là dấu hiệu của việc trẻ thiếu kẽm và các cha mẹ nên bổ sung kẽm cho bé.

Nhu cầu kẽm mỗi ngày ở trẻ em: Trong 3 tháng đầu là khoảng từ 120-140 mg/kg thể trọng; Từ 6-12 tháng hạ xuống còn 33 mg/kg thể trọng; Trung bình trẻ sơ sinh đến 1 tháng tuổi là khoảng 0,8mg; Trẻ từ 1-10 tuổi là khoảng từ 3-10mg; Còn trẻ từ 10-12 tuổi là khoảng 12mg; Trẻ từ 13-19 tuổi là khoảng từ 13mg (ở nữ) và khoảng 15mg (ở nam).

Thời gian bổ sung kẽm cho bé là khoảng từ 2-3 tháng.

Cách bổ sung kẽm hợp lý

vicare.vn-bo-sung-kem-nao-cho-dung-cach-body-2
  • Chọn các loại thực phẩm bổ sung kẽm nhưng cần ăn cân đối giữa thực vật và động vật. Có thể bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt bò và thịt gà,... hoặc hàu, tôm hùm và cá hay các loại rau củ quả tươi hoặc các loại hạt như hạt bí, hạt điều, hạt đậu và hạt chia,.... Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc và sữa,.. cũng cung cấp kẽm rất lớn mà mọi người không được bỏ quả.
  • Ngoài ra, có thể chọn dùng các loại thuốc bổ sung kẽm dạng nước hay ống bổ sung kẽm zinc,.... cũng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ và cơ thể cũng rất dễ hấp thụ.
  • Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, phụ nữ có thai và cho con bú. Bổ sung các loại thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm) và nên uống sau ăn 30 phút.
  • Cần chữa các bệnh gây thiếu kẽm (bệnh rối loạn đường tiêu hóa, bệnh viêm ruột loét,...) trước khi bổ sung.
  • Khi dùng kẽm thì nên dùng thêm một số vitamin như vitamin A, B6, C và phospho vì các chất này giúp làm tăng khả năng hấp thu kẽm.
  • Nếu bổ sung kẽm và sắt cho bé thì cần dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước khi dùng sắt vì sắt sẽ cản trở khả năng hấp thụ kẽm của bé.
  • Tránh bổ sung thừa kẽm có thể sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Xem thêm:

  • Vì sao khi mang bầu mẹ nào cũng được khuyên cần bổ sung sắt, kẽm?
  • Bổ sung sắt dài ngày có thể gây viêm gan, xơ gan, tiểu đường