Bố mẹ hiểu gì về thông tin trong kết quả siêu âm thai?

Siêu âm thai là một trong những việc làm quan trọng nhất trong thời gian mang thai, siêu âm không chỉ giúp cha mẹ dõi theo sự phát triển của con mà còn giúp phát hiện những vấn đề không may phát sinh ở trẻ. Vậy thì siêu âm thai là gì, khi nào nên siêu âm thai và cách đọc các kết quả siêu âm thai như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bố mẹ hiểu gì về thông tin trong kết quả siêu âm thai? Bố mẹ hiểu gì về thông tin trong kết quả siêu âm thai?

Siêu âm thai là một trong những việc làm quan trọng nhất trong thời gian mang thai, siêu âm không chỉ giúp cha mẹ dõi theo sự phát triển của con mà còn giúp phát hiện những vấn đề không may phát sinh ở trẻ. Vậy thì siêu âm thai là gì, khi nào nên siêu âm thai và cách đọc các kết quả siêu âm thai như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Siêu âm thai là gì?

Siêu âm trong thời gian mang thai là một việc làm rất cần thiết. Siêu âm thai giúp mẹ biết được em bé của mình có đang phát triển bình thường hay không để từ đó có cách khắc phục tình hình xấu nhất có thể xảy ra. Siêu âm không chỉ là một biện pháp được sử dụng trong siêu âm thai mà còn được sử dụng rộng rãi trong việc khám bệnh giúp bác sĩ quan sát được nhiều hơn những gì mắt thường nhìn thấy từ đó có thể chẩn đoán bệnh tốt hơn.
vicare.vn-cac-thong-tin-trong-ket-qua-sieu-am-thai-ma-cha-me-nen-biet-body-1

2. Khi nào mẹ nên đi siêu âm thai?

Theo lời khuyên từ các bác sĩ sản khoa, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần phải thực hiện ít nhất 3 lần siêu âm để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.

Từ tuần thứ 12-14 của thai kỳ

Đây là lúc bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất về độ tuổi của thai nhi cũng như đưa ra dự đoán ngày sinh cho bé. Quan trọng hơn, đây cũng chính là thời điểm thích hợp để bác sĩ tiến hành đo độ mờ da gáy của bé và làm một số kiểm tra sự bất thường về nhiễm sắc thể.

Từ tuần 21 đến tuần 24

Lúc này, thai nhi đã bắt đầu phát triển, các bộ phận trên cơ thể. Siêu âm giúp bạn chắc chắn bé đang phát triển một cách bình thường. Bên cạnh đó bác sĩ cũng có thể phát hiện những dị tật bất thường của thai nhi như là hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng trong các cơ quan nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì tất cả dị dạng đều có thể nhìn thấy trong thời gian này và nếu như phải đình chỉ thai thì phải làm trước tuần 28 của thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ .

Từ tuần 30 đến tuần 32 của thai kỳ

Siêu âm thai trong giai đoạn này nhằm phát hiện những vấn đề về tim và não bộ hình thành muộn. Dị tật phát hiện được tuy không thể can thiệp được nữa nhưng bạn có thể chọn cách ứng phó với nó sau khi sinh như chọn nơi sinh, cách sinh hoặc là chuẩn bị những cách chăm sóc bé sau này. Ngoài ra, siêu âm lần này còn giúp bác sĩ nhận biết tình trạng phát triển của thai nhi, tình trạng dây rốn và nước ối...

vicare.vn-cac-thong-tin-trong-ket-qua-sieu-am-thai-ma-cha-me-nen-biet-body-2



3. Cách đọc kết quả siêu âm thai

Ký hiệu chỉ các thông số quan trọng của thai nhi

  • CRL: Chiều dài đầu mông.

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.

  • APTD: Đường kính trước và sau bụng.

  • TTD: Đường kính ngang bụng.

  • AC: Chu vi bụng.

  • FL: Chiều dài xương đùi.

  • GS: Đường kính túi thai.

  • AF: Nước ối.

  • AFI: Chỉ số nước ối.

  • OFD: Đường kính xương chẩm.

  • HC: Chu vi đầu.

  • BD: Khoảng cách hai mắt.

  • CER: Đường kính tiểu não.

  • TAD: Đường kính cơ hoành.

  • APAD: Đường kính bụng từ trước tới sau.

  • THD: Đường kính ngực.

  • FTA: Thiết diện ngang thân thai.

  • HUM: Chiều dài xương cánh tay.

  • Ulna: Chiều dài xương khuỷu tay.

  • Tibia: Chiều dài xương ống chân.

  • Fibular: Chiều dài xương mác

  • Radius: Chiều dài xương quay

  • EFW: Trọng lượng thai ước đoán.

  • GA: Tuổi thai.

  • EDD: Ngày dự sinh.

Các thuật ngữ có liên quan khác

  • LMP: Giai đoạn kinh nguyệt cuối.

  • FBP: Sơ lược tình trạng lý sinh của thai.

  • FG: Sự phát triển thai.

  • OB/GYN: Sản/phụ khoa.

  • BBT: Nhiệt độ cơ thể cơ sở.

  • FHR: Nhịp tim thai.

  • FM: Sự di chuyển của thai.

  • FT: Đánh giá mức độ nhau thai.

  • FBM: Sư dịch chuyển hô hấp.

Một số thuật ngữ viết tắt thường gặp

  • AFP: Alpha FetoProtein.

  • Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu.

  • HA: Huyết áp.

  • HBSAg: Xét nghiện về viêm gan.

  • Ngôi mông: Mông thai nhi ở dưới.

  • Ngôi đầu: Thai nhi ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).

  • Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.

  • DS: Dự kiến ngày sinh.

  • Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.

  • MLT: Mổ lấy thai.

  • TT: Tim thai.

  • TT(+): Tim thai nghe thấy.

  • TT(-): Tim thai không nghe thấy.

  • Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).

  • HAcao: Huyết áp cao.

  • KC: Kỳ kinh cuối.

  • BCTC: Chiều cao tử cung.

  • NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.

  • MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).

  • Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).

  • TSG: Tiền sản giật.

  • KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.

  • Phù: Phù (sưng).

  • Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.

  • VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.

  • NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.

  • NV: Nhập viện.

  • TK: Tái khám.

  • SA: Siêu âm.

  • KAĐ: Khám âm đạo.

  • HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.
vicare.vn-cac-thong-tin-trong-ket-qua-sieu-am-thai-ma-cha-me-nen-biet-body-3

Những chữ viết tắt thường được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung:

  • CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.

  • CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.

  • CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

  • CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau.


Trên đây là thông tin về siêu âm thai và các thuật ngữ, kí hiệu quan trọng trong kết quả siêu âm thai mà cha mẹ nên biết khi đi siêu âm. Hi vọng bài viết trên của HoiBenh đã phần nào giúp bạn có thêm kiến thức cho mình và hiểu hơn về kết quả siêu âm thai của con mình.
>>> Xem thêm: Siêu âm phát hiện có thai và những điều cần biết