Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh và dễ trở thành đại dịch. Không ít ông bố bà mẹ lo lắng khi chưa hiểu biết được hết các triệu chứng cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này. HoiBenh sẽ giúp bạn có những thông tin cơ bản nhất về biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh bệnh tốt nhất cho bé.
Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Chân tay miệng là một loại bệnh cho đến hiện tại vẫn chưa có thuốc hỗ trợ điều trị. Bệnh thường xảy ra với trẻ ở dưới 5 tuổi và cũng xảy ra cả ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, được ghi nhân đây là một loại bệnh có khả năng lây lan và lây truyền cực kì nhanh, cứ 1 trẻ bị nhiễm bệnh thì có thể lây sang cho 400 trẻ khác.
Bệnh do vi rút đường ruột gây ra và phổ biến nhất là 2 loại Enterovirus 71 (đây là loại virus nguy hiểm và dễ gây ra biến chứng về thần kinh, tim mạch và gây tử vong ở trẻ) và Coxsackievirus A16 (loại này có thể bị chết trong vài ngày và ít để lại biến chứng thần kinh cho trẻ).
Bệnh lây truyền từ người qua người nhưng lại không lây từ động vật qua người. Bệnh chủ yếu lây lan qua việc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, chất dịch do các bọng nước bị vỡ ra hay qua phân của người bệnh. Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh lây lan nhanh nhất là trong giai đoạn tuần đầu tiên khi trẻ mắc bệnh. Bệnh có thể tái phát nhiều lần.
Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Do bệnh không có thuốc hỗ trợ điều trị nên việc phòng tránh cũng như nhận biết Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn bệnh.
- Trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, không chịu ăn, đau miệng, đau họng, chảy dãi quanh miệng.
- Trẻ có dấu hiệu quấy khóc nhiều hơn, bỏ bú, có thể thấy những vết loét đỏ, vết lở miệng trong miệng, môi, lợi, lưỡi... Mẹ có thể sẽ thấy vết phát ban dạng phỏng nước ở trên đầu gối, mông trẻ, trong lòng bàn chân, bàn tay bé.
- Với các vết loét miệng khi bị vỡ ra tạo thành các vết loét khiến trẻ bị đau rát, tăng tiết nước bọt.
- Bóng nước với kích thước 2-10mm có hình bầu dục và màu xám. Bóng nước ở lòng bàn chân hay ở tay đều có thể ẩn hoặc lồi hẳn lên trên da, tuy nhiên ấn không đau. Bóng nước ở đầu gối và mông xuất hiện trên nền ban màu hồng.
- Trường hợp nguy hiểm là trường hợp khi trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ cùng với việc quấy khóc, khó chịu, bứt dứt, giật mình, co giật...
Một số biểu hiện ngoại lệ của bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh là chỉ có xuất hiện ban hồng mà không có bóng nước. Một số biến chứng mà trẻ có thể gặp phải như viêm cơ tim, viêm não, phù phổi hay tử vong.
Vệ sinh cho trẻ sơ sinh khi mắc bệnh tay chân miệng
Cách tốt nhất để giúp trẻ phòng tránh bệnh là cách ly với môi trường nhiễm bệnh và vệ sinh cho trẻ đúng cách.
- Giữ cho cơ thể của trẻ luôn sạch sẽ, không nên kiêng tắm (cho trẻ tắm trong phòng kín) và chọn xà phòng sát khuẩn cho trẻ khi tắm.
- Vệ sinh các đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi như khăn mặt, cốc uống nước, quần áo, bát ăn...và những đồ vật này cần được dùng riêng. Không để trẻ dùng chung đồ dung sinh hoạt với nhiều người nhằm hạn chế việc lây lan bệnh tới mọi người xung quanh, cũng như tránh cho bé bị lây bệnh.
- Tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ cho trẻ...
- Không cậy, làm vỡ những bọng nước, ban hồng vì điều này sẽ khiến cho trẻ bị đau rát, khó chịu và có khả năng làm cho các vết lở loét bị nhiễm trùng nặng hơn.
- Đồ ăn cho trẻ nên được nghiền nhỏ, mịn, chế biến loãng hơn để việc nuốt của trẻ được dễ dàng. Tăng cường cho trẻ sử dụng thường xuyên các loại nước hoa quả để bổ sung các Vitamin thiết yếu cho trẻ.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh được biết đến với tốc độ lây lan nhanh và để dễ gây ra các biến chứng cũng như để lại những biến chứng nặng nề. Do đó, việc phòng chống và phát hiện biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh kịp thời sẽ đem lại những biến chuyển tích cực trong việc ngăn chặn sự lây truyền của bệnh với trẻ nhỏ.
Xem thêm:
- Các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng
- Virus tay chân miệng tồn tại bao lâu?