Biến chứng của thủy đậu

Bệnh thủy đậu xuất hiện có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc nhận biết sớm các biến chứng của bệnh thủy đậu là rất cần thiết để có thể phòng tránh kịp thời. Vậy biến chứng của bệnh thủy đậu có biểu hiện như thế nào?

Biến chứng của thủy đậu Biến chứng của thủy đậu

Dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn những dấu hiệu về biến chứng của bệnh thủy đậu để các bạn biết và điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu có dấu hiệu gì?

Bệnh thủy đậu do virus Varicella – Zoster gây ra với các biểu hiện ngoài da khó chịu, là bệnh truyền nhiễm và dễ lây lan thành dịch. Việc nhận biết sớm các biểu hiện bệnh thủy đầu có ý nghĩa quan trọng giúp hạn chế khả năng lây lan cho cộng đồng cũng như can thiệp điều trị kịp thời tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Một số triệu chứng bệnh thủy đậu điển hình có thể dễ dàng nhận biết là:

- Khởi phát bằng dấu hiệu sốt nhẹ, nhưng cũng có trường hợp sốt cao lên đến 39-40 độ C. Kèm theo đó là chảy nước mũi. Nếu trẻ em thì thường ăn kém và quấy khóc liên tục.

- Thời kỳ toàn phát, các nốt ban xuất hiện khá nhanh. Ban đầu là các nốt ban đỏ hiện diện ở vùng da đầu, gáy, bụng, ngực. Sau đó, chúng tiếp tục phát triển thành các nốt phỏng nước rải rác khắp cơ thể.

- Những nốt phỏng lúc này có nước trong, có hình tròn hoặc bầu dục và có viền đỏ bao quanh. Chúng mọc từ đợt này đến đợt khác (Cách nhau khoảng 2-3 ngày).

- Cảm giác ngứa da khó chịu, nếu gãi sẽ làm vỡ các nốt phỏng và làm lây lan ra các vùng da khác, đồng thời gây nhiễm khuẩn.

- Có thể xuất hiện các hạch nách, bẹn, cổ trong thời gian ngắn rồi xẹp đi.

- Sau khoảng 2-3 ngày các nốt phỏng ngả vàng vỡ ra rồi đóng vảy. Nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn sau khi khỏi sẽ không để lại sẹo.

vicare.vn-bien-chung-cua-thuy-dau-body-1

Biến chứng của thuỷ đậu

Nhiễm trùng và bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước

Đây là biến chứng có nguy cơ xuất hiện cao nhất, đặc biệt là ở trả nhỏ. Khi gặp phải tình trạng này, các nốt mụn nước bị lở loét, bung mủ, gây tổn thương lớn đến bề mặt da. Khi các nốt mụn đó vỡ, hoặc bị trầy xước, bong tróc có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, viêm nhiễm có mủ, lở loét. Tất cả tình trạng này được gọi là bội nhiễm da thứ phát do các mụn thủy đậu gây nên, khiến người bệnh càng khó chịu, đau nhức cơ thể, nhất là ở các mụn rộp.

Nếu chữa lành, các nốt mụn thường để lại sẹo thâm, sẹo rổ mảng lớn trên da, ảnh hưởng khá nhiều đến ngoại hình.

Viêm cầu thận cấp

Ngoài ra, khi bị thủy đậu còn có thể gặp phải nguy cơ biến chứng bị viêm cần thận cấp, gây ra các tình trạng đi tiểu ra máu, suy thận về sau... Biến chứng này cần được điều trị nhanh chóng, nếu không có thể gây hỏng thận về sau.

Thủy đậu chu sinh

Đây là biến chứng xuất hiện ở các thai phụ đang trong thời gian mang thai. Giai đoạn này nếu bị nhiễm bệnh sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng thai nhi, cụ thể 3 tháng đầu thai kỳ và tháng cuối thai kì cần hết sức lưu ý để tránh nhiễm bệnh.

Thai nhi bị nhiễm thủy đậu từ trong bụng mẹ có thể tử vong, sinh ra bị khuyết tật, đầy nhỏ, hoặc bị thủy đậu cấp nghiêm trọng ngay khi mới sinh ra, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Viêm não, viêm màng não

Biến chứng viêm não, viêm màng não có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Trong đó, tỷ lệ xuất hiện ở người lớn thường cao hơn. Các biến chứng viêm não, viêm màng não có nguy cơ xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước trong vòng 1 tuần, cùng lúc với các triệu chứng của bệnh thủy đậu.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm màng não vô khuẩn, viêm não và dẫn tới tử vong. Nếu bị biến chứng này, dù bệnh nhân có được điều trị kịp thời vẫn rất dễ để lại di chứng.

Viêm phổi

Viêm phổi xuất hiện nhiều giai đoạn lên các nốt mụn, xuất hiện các triệu chứng ho ra máu, khó thở, ho, sốt cao... ảnh hưởng lớn đến đường hô hấp và khả năng hồi phục của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong cao.

Tổn thương thần kinh trung ương

Quá trình bị bệnh, khi gặp phải các biến chứng có thể dẫn đến việc bị tổn thương thân kinh trung ương, tác động lớn đến hệ thống não bộ, tiểu não và hệ thần kinh. Biến chứng cũng có gây ra các tình trạng rối loạn ngôn ngữ, liệt thần kinh...

Viêm tai

Biến chứng thủy đậu còn có thể xuất hiện nguy cơ bị viêm tai, viêm tai ngoài, tai giữa. Các nốt mụn rộp có thể mọc trong tai, gây viêm nhiễm, lở loét, bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh nhân bị biến chứng viêm tai.

Nhiễm trùng huyết, xuất huyết

Quá trình các nốt thủy bị vỡ, hoặc trầy xước có thể gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn, gây nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, xuất huyết khi vi khuẩn xâm nhập từ mụn nước vào mạch máu.

Viêm thanh quản

Các nốt đậu nếu mọc cả trong họng, niêm mạc, dây thanh quản có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy. Các loại vi khuẩn từ các nốt thủy đậu có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gây viêm họng, viêm thanh quản.

Bệnh zona thần kinh

Virus gây bệnh thủy đậu cũng là loại virus gây ra chứng bệnh zona thần kinh. Biểu hiện này có thể gặp về sau, dù đã khỏi bệnh do virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Đây chỉ là chứng bệnh ngoài da, nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

vicare.vn-bien-chung-cua-thuy-dau-body-2

Phòng tránh bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và qua dịch tiết của bệnh nhân (nước bọt, nước mũi), hơn nữa còn lây qua nước ở trong các mụn nước. Vì vậy người lành bệnh cần chú ý đeo khẩu trang khi giao tiếp với người bệnh, không ăn chung bát đũa, mặc chung quần áo với người bệnh, không chạm vào các nốt mụn của người bệnh.

Bệnh nhân bị bệnh thủy đậu thì nên cách ly, ở nhà nghỉ ngơi để bệnh mau khỏi, không lan rộng. Chú ý ăn uống đầy đủ, ăn đồ ăn lỏng như cháo, súp, canh dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước muối loãng, vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng nước ấm sạch để ngăn ngừa nhiễm khuẩn da.

Đặc biệt chú ý, không được làm vỡ các mụn nước trên người. Vì dễ gây ra biến chứng viêm da ở người bị bệnh thủy đậu. Các nốt mụn thủy đậu sẽ rất ngứa, khiến người bệnh muốn gãi và gãi làm vỡ các mụn nước. Người bệnh cần chú ý dùng thuốc dị ứng theo đơn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em và người lớn
  • Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi nhất