Biến chứng bệnh giãn phế quản ở người trưởng thành

Trong các bệnh lý thường gặp về đường hô hấp, giãn phế quản là bệnh rất hay mắc phải. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhất là ở trẻ em, người già, người bị suy giảm miễn dịch

Biến chứng bệnh giãn phế quản ở người trưởng thành Biến chứng bệnh giãn phế quản ở người trưởng thành

Trong các bệnh lý thường gặp về đường hô hấp, giãn phế quản là bệnh rất hay mắc phải. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhất là ở trẻ em, người già, người bị suy giảm miễn dịch

Bệnh giãn phế quản là gì?

Bệnh giãn phế quản là một tình trạng ở phổi gây ho và có đờm. Đường hô hấp bị nhiễm trùng tái đi tái lại. Các triệu chứng này là do giãn nở bất thường (nở rộng) các đường thở của phổi (phế quản). Trong một số trường hợp chỉ có một đường thở bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp khác, nhiều đường dẫn khí bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở khắp cả hai phổi.

Sự giãn nở này gây khó khăn cho việc đưa những chất tiết (đờm, chất nhầy) từ đường hô hấp dưới lên trên. Những chất tiết dính này tạo một nơi cư trú lý tưởng cho sự sống và phát triển của nhiều loại vi trùng. Điều này dẫn đến nhiễm trùng và sự phát triển quá mức vi khuẩn sẽ gây viêm (sưng và kích thích). Nhiễm trùng và viêm sẽ gây hại thêm đường hô hấp và làm nhiều hơn và làm tình trạng xấu hơn nữa. Quá trình này đôi khi được gọi là "giả thuyết chu kỳ luẩn quẩn" của bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra giãn phế quản là gì ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm 4 nguyên nhân chính:

Các bệnh di truyền (xơ nang và rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát)

Các vấn đề của hệ miễn dịch (giảm khả năng chống lại nhiễm trùng)

Có bệnh sử nhiễm trùng phổi trong quá khứ

Các vấn đề về nuốt gây ra việc hít phải làm thức ăn hoặc chất lỏng rơi vào phổi.

Tuy nhiên, trong khoảng 40% trường hợp, nguyên nhân gây không được xác định. Những trường hợp này được gọi là "chứng giãn phế quản nguyên phát." Người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn có thể yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm để liệu xem có thể điều trị được bệnh của bạn hay không.

Nhưng không may, bệnh không thể hồi phục được, tuy nhiên nó có thể điều trị được để giảm triệu chứng, giới hạn và sự tiến triển của các triệu chứng. Điều trị có thể giúp bệnh không trở nên tồi tệ hơn, và giúp ngăn chặn vòng luẩn quẩn của việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Hiếm khi, có những bệnh nhân chỉ bị trong một vùng của phổi, phẫu thuật cắt bỏ phần phổi đó có thể chữa khỏi bệnh này.

3. Những triệu chứng của bệnh giãn phế quản

Triệu chứng thông thường nhất là ho, mà thường là có đờm. Thỉnh thoảng cơn ho có thể trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, mệt mỏi, đờm bị biến đổi về màu và về số lượng. Khi điều này xảy ra thì được gọi là đợt kịch phát của bệnh .

Các triệu chứng khác có thể bao gồm :

Thở gấp, hụt hơi hoặc khó thở

Sụt cân không chủ ý

Ho ra máu

Tức ngực hoặc đau thắt ngực

Các triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các bệnh nhân bị bệnh này cho biết rằng họ bị viêm phế quản hoặc bị viêm phổi từ lúc nhỏ trong nhiều năm. Vài bệnh nhân có thể bị các chứng bệnh về xoang mà cũng có thể nhiều lúc góp phần vào việc bị ho.

4. Biến chứng của bệnh giãn phế quản

Khi người bệnh bị giãn phế quản, phế quản sẽ bị phình to ra hơn mức bình thường. Hai triệu chứng cơ bản là ho khạc đờm mãn tính và có thể bị ho ra máu. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, đờm có thể là màu vàng, xanh hoặc thêm các triệu chứng như nóng, sốt.

Bệnh không tự nhiên mà có, đại đa số trường hợp là hậu quả của một bệnh nhiễm trùng trước đó. Bệnh gây ứ đọng đờm nhớt trong hệ thống phế quản chính là nguyên nhân gây giãn phế quản. Tình trạng nhiễm trùng có thể gồm rất nhiều loại, trong đó bệnh nhiễm trùng đứng hàng đầu là bệnh lao. Nhiều người khi còn nhỏ bị nhiễm lao, mắc bệnh lao nhưng cơ thể tự “giải quyết” được bệnh lao đó nên không có những triệu chứng của bệnh lao, nhưng nó để lại di chứng.

Với triệu chứng ho khạc đờm mãn tính, số lượng đờm người bệnh khạc ra hàng ngày có khi vài chục cc, có người nhiều gần bằng 3 lon coca. Giãn phế quản khiến phổi đầy đờm, suốt ngày phải khạc, nhổ. Khi tình trạng nặng, sẽ phá hỏng phổi, khiến bệnh nhân bị suy hô hấp.

Ở trẻ con là di chứng của nhiễm trùng (ví dụ hồi nhỏ từng bị sởi, trong lúc bị sởi có thể bị biến chứng gây viêm phổi, từ viêm phổi, sau này khi lớn hơn). Hoặc cũng có thể nhiễm bệnh lao cũng để lại di chứng . Một số trường hợp ít thấy đó là di truyền , do bẩm sinh trẻ bị thiếu những protein miễn dịch, kháng thể làm cho cơ thể trẻ yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tái đi tái lại, gây biến chứng.

Một vài trường hợp người có thêm tình trạng viêm xoang mãn tính và phủ tạng đảo ngược.

Biến chứng đầu tiên là gây nhiễm trùng, ho ra máu, suy hô hấp, mủ màng phổi, áp xe não, viêm phổi tái đi tái lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Một sai lầm nghiêm trọng khi thấy ho là người bệnh thường đi mua thuốc về để uống cho bớt ho, khiến bệnh nặng thêm do đờm ứ lại gây nhiễm trùng. Việc ho khạc sẽ giúp phế quản được sạch sẽ và giữ vệ sinh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Bản chất là xuất hiện nhiều đờm nhớt. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp gì để hạn chế sự xuất hiện của đờm. Vì vậy, rất khó để điều trị . Điều trị cơ bản là chống nhiễm trùng và tìm những bệnh kèm theo có thể khiến bệnh ở phổi nặng thêm.

Giãn phế quản là một tổn thương vĩnh viễn và không có biện pháp điều trị nào có thể khiến hết. Muốn phòng cần điều trị tốt các bệnh khác, tránh nhiễm trùng tái đi tái lại, viêm phổi, bệnh lao,...

5. Chẩn đoán bệnh giãn phế quản như thế nào ?

Bệnh được chẩn đoán bằng hình ảnh X-quang, hầu như luôn đi kèm với chụp CT ở ngực

Chụp CT sẽ thể hiện vùng và mức độ nặng của bệnh có thể đưa ra những đầu mối về nguyên nhân của bệnh này. Nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn cũng có thể yêu cầu đo chức năng phổi (các bài kiểm tra về hô hấp) và lấy đờm của bạn để tìm các vi trùng cụ thể. Việc cấy đờm này sẽ giúp xác định kháng sinh nào có hiệu quả tốt nhất trong đợt cấp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi phế quản, trong đó một ống dài với đèn và camera ở cuối ống được đặt vào đường thở để lấy chất nhầy ra

vicare.vn-bien-chung-benh-gian-phe-quan-o-nguoi-truong-thanh-body-2

6. Cách phòng tránh bệnh giãn phế quản

Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được, để không xảy ra bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

– Không được để viêm phế quản, viêm phổi kéo dài hoặc tái diễn. Do vậy, khi mắc các chứng bệnh này cần phải điều trị dứt điểm ngay.

– Cần chú ý tiêm phòng bệnh ho gà, cúm...

– Điều trị tốt bệnh lao phổi.

– Cần lấy bỏ sớm các dị vật ở phế quản khi mắc phải.

Bệnh hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa để giải quyết triệu chứng bằng cách:

– Dẫn lưu tư thế để mủ và các chất xuất tiết trong phế quản giãn dễ dàng thoát ra ngoài.

– Dùng các thuốc long đàm, sử dụng khí dung có kháng sinh và uống nhiều nước để làm loãng đàm dễ khạc.

– Khi có đợt bội nhiễm phải dùng kháng sinh tích cực theo kháng sinh đồ.

– Tập thở thông qua việc tập vật lý trị liệu.

Ngoài ra còn có thể điều trị ngoại khoa như mổ cắt bỏ thùy phổi hoặc cả lá phổi có giãn phế quản và chỉ mổ khi đã hết đợt bội nhiễm.