Biến chứng áp xe gan nguy hiểm đến mức nào?
Rất nhiều người cảm thấy lo lắng, hoang mang khi nghe về áp xe gan. Mặc dù là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng việc hạn chế biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này còn rất ít. Do vậy, bạn cần chủ động nắm rõ những thông tin về vấn đề này để bảo vệ sức khỏe và điều trị áp xe gan triệt để.
Biến chứng áp xe gan nguy hiểm đến mức nào?
Rất nhiều người cảm thấy lo lắng, hoang mang khi nghe về áp xe gan. Mặc dù là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng việc hạn chế biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này còn rất ít. Do vậy, bạn cần chủ động nắm rõ những thông tin về vấn đề này để bảo vệ sức khỏe và điều trị áp xe gan triệt để.
Nguyên nhân hình thành
Áp xe gan là một bệnh lý tương đối hiếm gặp, nhằm chỉ tình trạng nhiễm trùng dẫn đến hình thành ổ mủ bên trong gan. Ổ mủ này có thể to hoặc nhỏ, đơn độc hay nhiều ổ mủ khác nhau. Cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh áp xe gan. Đa phần các ổ áp xe đều nằm ở thùy phải của gan và bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng.
Tác nhân dẫn đến áp xe gan có nhiều kiểu khác nhau, trong đó có đến 80% là do vi trùng, ký sinh trùng amip chiếm 10% và còn lại là do nấm Candida.
Sở dĩ vi khuẩn và vi trùng có thể di chuyển vào trong gan để tạo nên ổ áp xe là do chúng đi theo đường máu thông qua tĩnh mạch cửa (chiếm tỷ lệ khoảng 20%) hoặc động mạch gan (12%), đường dẫn mật (cao nhất với 40%) và bạch huyết. Bên cạnh đó, bệnh áp xe gan có lây lan trực tiếp từ các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng, ổ áp xe cơ, cơ hoành, áp xe phổi, ...
Hiện nay, áp xe gan đường mật phối hợp là căn nguyên phổ biến so với nguyên nhân gây bệnh trước đây là viêm ruột thừa. Những người bị viêm đại tràng mãn tính cũng cần đề phòng khả năng áp xe gan.
Biểu hiện của áp xe gan
Những biểu hiện thường thấy nhất của áp xe gan là:
- Hạ sườn bên phải có dấu hiệu căng tức nặng bụng
- Cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên, dữ dội và lan từ hạ sườn bên phải ra khắp vùng bụng
- Sốt: Người bệnh sốt cao rồi có thể hạ xuống sốt nhẹ đột ngột nhưng kéo dài
- Gan phình to chèn lên cơ hoành nên gây cảm giác khó thở
- Ngoài ra, bệnh nhân còn một số biểu hiện không điển hình như: chán ăn, sụt cân, người ớn lạnh, buồn nôn và nôn, vàng da, ...
Các bước xét nghiệm áp xe gan bao gồm:
- Chụp X-quang vùng bụng
- Xét nghiệm máu, nước tiểu, phân
- Siêu âm tổng quát bụng
- Xét nghiệm chức năng gan
- Lấy huyết thanh nhằm tìm kháng thể kháng amip
- Chỉ định chọc hút áp xe gan để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và giảm áp lực, tránh gây vỡ ổ mủ, giảm đau
Những biến chứng nguy hiểm
Vấn đề áp xe có nguy hiểm không là sự quan tâm của rất nhiều người. Trên thực tế, bệnh áp xe gan là căn bệnh lành tính, có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Tuy nhiên, khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn và đã tiến triển nặng thì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong.
Vỡ ổ áp xe gan
Đây được xem là biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất. Do không được can thiệp sớm nên ổ áp xe gan rất dễ bị vỡ, kéo theo vỡ màng tim và ăn thông lên phổi. Bệnh nhân có triệu chứng bị sốc nhiễm trùng, vã mồ hôi, đột ngột khó thở, da tím tái, không nghe rõ nhịp tim. Nếu không cấp cứu ngay có thể gây tử vong vì bị ép tim cấp.
Biến chứng viêm phúc mạc
Do vỡ áp xe gan vào ổ bụng, gây nhiễm trùng toàn ổ bụng. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, sốt cao, cứng bụng. Trường hợp này cần phải dẫn lưu ổ bụng hoặc phẫu thuật cấp cứu nhằm phòng ngừa bị choáng nhiễm khuẩn, hôn mê cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, hệ tiêu hóa như dạ dày, đại tràng cũng bị đe dọa do ổ áp xe có thể vỡ và lan ra. Bệnh nhân bị đi ngoài ra máu, nôn ra mủ. Hơn nữa vỡ áp xe gan vào thành bụng làm gia tăng áp xe cơ thành bụng hay những lỗ dò chảy mủ.
Cách điều trị
Trong tất cả mọi trường hợp điều trị áp xe gan, dựa trên biểu hiện bệnh, thời gian phát hiện, thể trạng, bệnh lý liên quan mà bác sĩ sẽ sẽ phác đồ can thiệp riêng. Thời gian điều trị tùy thuộc vào khả năng đáp ứng với phương pháp chữa, tuân thủ theo chỉ dẫn, cơ địa, ... Về cơ bản, bệnh nhân bị bệnh áp xe gan sẽ được tiến hành một trong các hình thức sau hoặc có thể kết hợp:
Phương pháp nội khoa
Với áp xe gan do ký sinh trùng thì việc dùng thuốc đặc hiệu diệt amip sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng nhiều trên các ổ áp xe nhỏ. Một số thuốc thường được kê đơn là thuộc nhóm imidazole, trong đó phổ biến là tinidazole hoặc metronidazole. Áp xe gan do nấm Candida thì thường phải uống amphotericin B dài ngày.
Người bệnh cần uống đúng liều lượng và thời gian. Nếu thấy có biểu hiện khác lạ cần ngừng thuốc và gặp bác sĩ để tư vấn nhằm tránh tác dụng phụ hay biến chứng có thể xảy ra.
Phương pháp dẫn lưu
Chọc hút dẫn mủ đối với những áp xe nhỏ bằng phương pháp nội soi qua catheter chính là điều trị chuẩn, đóng vai trò quan trọng. Còn ở những ổ áp xe gan lớn thì cần dẫn lưu qua sự hỗ trợ của máy siêu âm hoặc máy CT scan. Trong trường hợp áp xe gan có nguy cơ vỡ cao thì cần tiến hành dẫn lưu càng sớm càng tốt để hạn chế biến chứng.
Phương pháp phẫu thuật
Khi phương pháp dẫn lưu bị hạn chế trong các ca có nhiều ổ áp xe, áp xe lớn, áp xe có chất nhầy hoặc nhớt nên làm tắc ống dẫn lưu, bệnh nhân bị mắc nhiều bệnh lý kết hợp. Ngoài ra, phẫu thuật còn được chỉ định đối với ổ áp xe gan có biến chứng vỡ ổ phúc mạc, áp xe gan do sỏi mật. Điều trị bằng cách phẫu thuật ít thất bại, thời gian nằm viện ngắn nhưng có những xâm lấn nên có thể có biến chứng liên quan. Chỉ định cắt gan khi điều trị áp xe gan rất hạn chế.
Cách phòng tránh
- Tuyệt đối không nên ăn các loại thịt chưa nấu chín như tiết canh, gỏi sống, nem chua, nem chạo. Rau sống cần phải rửa sạch và sử dụng sản phẩm có nguồn gốc an toàn. Không uống nước chưa đun sôi, sử dụng nguồn nước có chứa nhiều vi khuẩn ở sông, suối, ao hồ, thậm chí nước trong bể, giếng, chum vại. Không dùng phân tươi để làm phân bón tưới rau, củ, quả.
- Không nên ăn thức ăn có nhiều muối, phụ gia và phẩm màu độc hại, chất bảo quản thực phẩm, rượu, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, ...
- Chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn đúng cách sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.
- Người bị bệnh kiết lỵ do vi khuẩn amip cần được điều trị sớm và dứt điểm, ngăn chặn phát triển thành bệnh mãn tính.
- Vệ sinh môi trường sống, dọn dẹp nguồn phân để bệnh không lây lan ra xung quanh.
- Nếu cơ thể có ổ nhiễm khuẩn cần đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán nhằm điều trị dứt điểm. Khi nghi ngờ áp xe gan cần khám bệnh càng sớm để có hướng xử lý kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc bệnh áp xe gan có lây không?
- Bị bệnh áp xe gan có nguy hiểm không?