Bị ung thư vú có nên quan hệ tình dục?

Căn bệnh ung thư vú làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vẻ ngoài, đặc biệt là đời sống vợ chồng về chuyện chăn gối. “Người mắc bệnh ung thư vú có quan hệ tình dục được không?” là thắc mắc và lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ cũng như các đấng mày râu.

Bị ung thư vú có nên quan hệ tình dục? Bị ung thư vú có nên quan hệ tình dục?

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu ung thư vú sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống vợ chồng để có cách điều chỉnh và cân bằng cuộc sống.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là các tế bào bất thường gọi là tế bào ung thư phát triển từ những tế bào ống (duct) hay những tế bào nang (lobule) của vú. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng trong vú, đi vào các mạch máu hay mạch bạch huyết, chạy tới các hạch, và có thể lây lan đến các bộ phận khác, gây ra đau đớn, tắc nghẽn cho cơ thể và cuối cùng mang đến sự chết. Ung thư vú là một trong những loại ung thư hàng đầu phụ nữ Việt thường mắc phải.

Bệnh ung thư vú có nên quan hệ tình dục không?

  • Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi một bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú thì điều đầu tiên họ quan tâm sẽ là cách điều trị, nhưng sau khi khỏi hoặc tầm soát được bệnh, họ bắt đầu quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục và đặc biệt là chuyện “phòng the”.

  • Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, rất nhiều người bệnh ung thư vú lo lắng rằng việc quan hệ tình dục trong hoặc sau khi điều trị, có thể khiến bệnh ung thư vú bị tái phát hoặc lây truyền cho “đối tác”. Đặc biệt, việc điều trị ung thư vú phải cắt một hoặc cả 2 bên vú khiến cho người bệnh tự ti, không muốn tâm sự với người thân. Lý do này cũng khiến cho họ từ chối quan hệ tình dục dù cho “đối tác” của họ yêu cầu.

  • Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, chị em mắc ung thư vú vẫn trong lứa tuổi còn hoạt động sinh lý nếu quá trình điều trị không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thể trạng vẫn ổn định thì vấn đề quan hệ tình dục không có gì đáng ngại, Chỉ lưu ý là không nên quá sức, cần giữ ở mức vừa phải phù hợp với sức khỏe. Đối với chị em sau điều trị ung thư vú, nếu phải cắt bỏ tuyến vú thì khi sức khỏe dần phục hồi có thể quan hệ bình thường. Trường hợp chị em cảm thấy e ngại với đối phương thì có thể tính đến chuyện phẫu thuật tạo hình tuyến vú để cuộc sống tình dục được duy trì viên mãn.
vicare.vn-bi-ung-thu-vu-co-nen-quan-he-tinh-duc-body-1

Ung thư vú có bị lây khi quan hệ tình dục không?

Các bác sĩ chuyên khoa đã thống nhất rằng bệnh ung thư vú không lây truyền qua dịch cơ thể, thậm chí có lấy tế bào ung thư từ người này và cấy sang người khác thì tế bào đó cũng có thể bị chết do hệ miễn dịch của người kia sẽ nhận ra tế bào ngoại lai đó và giết chết chúng, đây chính là phản ứng đào thải. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục cũng không khiến cho bệnh ung thư vú tái phát hay gây khó khăn cho quá trình điều trị, cho nên, người bệnh ung thư vú vẫn có thể quan hệ tình dục trong hoặc sau khi điều trị, tầm soát bệnh.

Tuy nhiên, việc quan hệ thuận lợi hay không còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và tình trạng tâm lý của người bệnh. Bởi nhiều người bệnh điều trị ung thư bằng hóa trị và liệu pháp hormone, dẫn đến suy giảm sức khỏe, giảm ham muốn và mắc chứng khô âm đạo.... Đó là chưa kể đến tâm lý tự ti, mặc cảm nếu bị cắt một hoặc 2 bên ngực. Chính vì vậy, người vợ/chồng cần phải động viên và giúp đỡ để người bệnh vượt được qua bệnh tật cũng như những rào cản tâm lý. Bệnh nhân ung thư vú cũng nên chia sẻ với bác sĩ những vấn đề được cho là “nhạy cảm” như chuyện có nên quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh hay không, để được tư vấn kịp thời, tránh tâm lý e dè, mặc cảm. Điều này cũng giúp cho quá trình trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.

Tóm lại, bị ung thư vú vẫn có thể quan hệ tình dục được, nhưng tốt nhất nên hoạt động ở mức vừa phải để đảm bảo sức khỏe, nếu cần thiết có thể tính đến chuyện phẫu thuật tạo hình tuyến vú để có đời sống tình dục hoàn hảo hơn. Dù là nam hay nữ, khi mắc ung thư vú hãy chia sẻ với người thân và bác sĩ để có cách giải quyết hợp lý.

Nên khám sàng lọc ung thư vú ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Việc phát hiện ung thư vú từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị và nâng cao tiên lượng sống. Nhưng phần lớn phụ nữ đều hiểu lầm các triệu chứng về ung thư vú, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp chị em đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home hiện đang cung cấp gói Sàng lọc ung thư phụ nữ (có bao gồm Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú)

Xét nghiệm tại nhà - HoiBenh Home cam kết

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Chuyên môn hàng đầu

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

Dịch vụ tiện lợi

HoiBenh Home cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

vicare.vn-bi-ung-thu-vu-co-nen-quan-he-tinh-duc-body-2

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý: 30.000đ
  • Phí km tăng thêm: 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Dấu hiệu ung thư vú và thời gian khám vú định kỳ
  • 10 dấu hiệu của ung thư vú giai đoạn cuối và cách điều trị về tâm sinh lý