Bị trĩ khi mang thai cần phải làm gì?
Trĩ là bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ ai không trừ đối tượng nào kể cả người mang thai. Do nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ khi mang thai thường bị căn bệnh này đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ
Bị trĩ khi mang thai cần phải làm gì?
. Nó tác động lớn đến tâm lý của bà bầu bởi sợ rằng trĩ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của bản thân sau này.
Vậy bị trĩ khi mang thai hình thành do đâu và cần phải làm gì để bệnh không phát triển. HoiBenh xin cung cấp một số thông tin dưới đây.
Trĩ khi mang thai do nguyên nhân nào?
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị trĩ do nhiều nguyên nhân mà bệnh ngày càng phát triển ở nhiều người gây ra những lo lắng, thắc mắc. Vậy tại sao trĩ lại dễ hình thành ở phụ nữ mang thai:
- Trong quá trình mang thai, tử cung sẽ phát triển cùng với thai thi khiến tĩnh mạch tại vùng xương chậu cũng như tĩnh mạch vùng hậu môn. Khi đó, nó sẽ khiến cho quá trình lưu thông, tuần hoàn máu bị chậm lại, đồng thời tĩnh mạch căng giãn tạo áp lực cho tiêu hóa dẫn đến dễ bị trĩ.
- Khi mang thai, bà bầu cũng dễ bị táo bón do chế độ ăn uống nhiều chất đạm và thực phẩm khó tiêu của nhiều bà bầu góp phần hình thành bệnh trĩ và làm cho bệnh trĩ trầm trọng hơn.
- Lười vận động: khi mang thai phụ nữ thường chịu áp lực của thai nhi khiến cho việc đi lại khó khăn hơn, chính vì vậy bà bầu thường ngồi nhiều hơn và đây cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ
- Ngoài ra những người có tiền sử bị trĩ thì khi mang thai sẽ dễ tái phát trở lại.
Trĩ khi mang thai phải làm gì?
Bị trĩ khi mang thai các mẹ sẽ vô cùng lo lắng không biết mình phải làm những gì, ăn uống ra sao để vừa ngăn chặn sự tiến triển của bệnh trĩ, lại không làm ảnh hưởng đến bé. Dưới đây là những việc cần thiết mà mẹ bầu cần làm:
Chế độ ăn uống
Bị trĩ khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình để vừa tránh bệnh phát triển mà lại không ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thai nhi.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả sạch đây là những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.
- Uống nhiều nước, nước ép trái cây, rau củ để vừa bổ sung vitamin lại dễ tiêu, tốt cho tiêu hóa.
- Bổ sung sữa chua vào bữa ăn cho bà bầu để cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường ruột và hệ thống miễn dịch.
- Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu và thức ăn chế biến sẵn.
- Tránh thức ăn cay nóng, bởi nó khiến tình trạng trĩ ở hậu môn thêm tồi tệ hơn.
Thói quen sinh hoạt
- Khi bị trĩ mẹ bầu thay vì ngồi, nằm một chỗ lâu thì có thể đi lại, tập thể dục, thể thao đặc biệt là yoga rất tốt cho bà bầu.
- Ngâm mình trong nước ấm có tác dụng giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời khiến cơ thể được thư giãn giảm tình trạng khó chịu khi bị trĩ.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ thường xuyên, rửa bằng nước mát hoặc nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện để lưu thông, giãn tĩnh mạch hậu môn, trực tràng, hạn chế dùng giấy cứng khiến hậu môn bị đau rát hơn.
Một số cách điều trị trĩ khi mang thai
- Khi có nhu cầu đi vệ sinh cần đi ngay, thực hiện các bài tập Kegel tăng lưu thông trong trực tràng, tăng cơ bóp xuống vùng hậu môn đẩy phâ ra ngoài
- Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn để tránh tình trạng sưng tấy
- Không ăn nhiều thịt đỏ, ăn đồ quá mặn và nhiều muối, thức ăn quá nhiều muối.
-Ngủ nghiêng một bên trái là tốt nhất không nằm ngửa hoặc sấp.
Bị trĩ khi mang thai, bà bầu cần lưu ý rất nhiều điều cùng với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý, các bà bầu đặc biệt lưu ý không tự ý mua thuốc, sử dụng để cải thiện tình trạng trĩ khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không đúng loại, không đúng liều lượng có thể khiến bệnh nặng hơn đặc biệt là gây ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của thai nhi.