Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối xử lý như thế nào?
Bệnh trĩ khi mang thai thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kì. Bệnh này cũng phổ biến trong lúc mẹ đang chuyển dạ và nó phổ biến sau sinh. Vậy bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nên xử lý như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu một số phương pháp sau,
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối xử lý như thế nào?
Bệnh trĩ khi mang thai thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kì. Bệnh này cũng phổ biến trong lúc mẹ đang chuyển dạ và nó phổ biến sau sinh. Vậy bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nên xử lý như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu một số phương pháp sau.
Nguyên nhân dẫn tới bị trĩ khi mang thai
Mang thai khiến có chị em bị giãn tĩnh mạch ở chân, bị trĩ và nguyên nhân chủ yếu do:
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối tử cung của các mẹ phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng chậu và chủ dưới. Điều này có thể khiến sự tuần hoàn máu nửa dưới cơ thể chậm, tăng áp lực lên các tĩnh mạch phần dưới tử cung làm tử cung sưng lên.
Do sự căng cơ khi táo bón dẫn tới bệnh trĩ ở các chị em.
- Sự gia tăng của nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai và khiến cho những thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone khiến chậm nhu động ruột và làm chị em khi mang thai dễ bị táo bón.
điều trị bệnh trĩ khi mang bầu cho các chị em
Cung cấp các thực phẩm tránh táo bón
Trong quá trình mang thai, bạn nên ăn nhiều các chất xơ từ rau - củ - quả và uống nhiều nước (2lít/ngày). Nên tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi có ít thời gian để xử lý bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối.
Khi có nhu cầu đi vệ sinh, chị em nên đi ngay lập tức, không nán lại quá lâu gây áp lực lên trực tràng và gây bệnh trĩ.
Thực hiện bài tập Kegel
Những bài tập Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng, tăng cường cơ xung quanh hậu môn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra bài tập Kegel còn giúp cơ thể hồi phục nhanh sau sinh.
Tránh ngồi, đứng quá lâu
Bạn nên thường xuyên đi lại và nghỉ ngơi thay vì việc ngồi quá lâu. Khi ngủ nên nằm nghiêng trái, đọc sách hoặc xem các chương trình trên tivi có thể làm giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về nửa dưới của cơ thể.
Dùng đá hoặc túi chườm
Khi bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối các chị em có thể sử dụng đá lạnh hoặc túi chườm chườm lên vùng hậu môn vài lần/ngày để có thể hạn chế được tình trạng sưng tấy. Nên tắm nước ấm và ngâm mình ở trong bồn tắm từ 10 tới 15 phút hàng ngày.
Vệ sinh hậu môn sạch
Rửa sạch hậu môn khi đi vệ sinh, bạn nên dùng giấy trắng, không có mùi và mềm mại. Bạn cũng có thể sử dụng khăn ướt chuyên dụng cho người bị trĩ, khăn không cồn.
Tránh tự ý sử dụng thuốc, hãy tham khảo bác sĩ trước khi uống sẽ gây nguy hiểm tới thai nhi.
Dùng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ
Các chị em có thể sử dụng rau diếp cá qua đường ăn uống sẽ giúp nhuận tràng và mềm phân, hạn chế bệnh táo bón giúp người bị bệnh trĩ đi đại tiện dễ dàng hơn.
Ngoài ra loại rau này còn được biết tới với công dụng kháng khuẩn tuyệt vời, bạn có thể sử dụng điều trị tại chỗ để giảm viêm nhiễm, đau đớn tại hậu môn. Người bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối lấy khoảng 50g lá rau diếp cá rửa sạch, vò nát đem lấy nước và cho vài hạt muối để ngâm rửa vùng hậu môn. Thực hiện ngày 2 lần cùng với việc ăn rau diếp cá sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ cho mẹ và an toàn cho bé.
Sử dụng thuốc mỡ tetracyclin
Một số trường hợp khi mang thai mà bị đau rát vùng hậu môn bởi bệnh trĩ thì chị em cần được sử dụng thuốc mỡ tetracyclin 1%, bôi phần ngoài vùng hậu môn để diệt khuẩn và ngăn ngừa tình trạng đau rát hậu môn, giúp bôi trơn và ngừng táo bón. Sử dụng ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Khi nào nên tới bác sĩ để khám bệnh trĩ?
Thông thường những người bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối sẽ thuyên giảm nếu như chị em sử dụng các biện pháp trên. Mặc dù vậy, các biện pháp phòng ngừa này không mang lại hiệu quả hoặc bị đau, thậm chí chảy máu nhiều thì nên tới bác sĩ để khám kĩ càng.