Bí quyết cho phụ huynh phòng ngừa béo phì cho trẻ

Các bậc phụ huynh chắc hẳn sẽ lo lắng về tình trạng trẻ béo phì hiện nay. Vậy bạn có biết biện pháp để phòng ngừa béo phì cho trẻ.

Bí quyết cho phụ huynh phòng ngừa béo phì cho trẻ Bí quyết cho phụ huynh phòng ngừa béo phì cho trẻ

Cân bằng chính là chìa khóa để giúp trẻ của bạn duy trì và giữ được cân nặng hợp lý, khỏe mạnh. Cân bằng lượng calo mà em bé nạp qua đồ ăn và thức uống với việc tiêu hao qua các hoạt động và sự phát triển thông thường.

Thừa cân và béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên nên giảm thiểu tỉ lệ về cân nặng trong giai đoạn đang phát triển và sinh trưởng bình thường. Đừng bắt con bạn theo một chế độ giảm cân mà không có lời khuyên từ bác sĩ.

phòng ngừa béo phì cho trẻ

Cân bằng calo: Giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống khỏe mạnh

Nên đem đến cho trẻ những bữa ăn dinh dưỡng và món ăn vặt cung cấp calo phù hợp. Bạn có thể giúp chúng phát triển thói quen ăn uống khỏe mạnh như nấu những món ngon bổ dưỡng, giảm dần các bữa ăn chứa nhiều calo.

1. Khuyến khích ăn lành mạnh. Thay đổi nhỏ trong thực đơn như sau:

- Cung cấp nhiều rau xanh, hoa quả và các sản phẩm bánh mỳ nguyên hạt.

- Chứa ít chất béo, sữa không béo và các sản phẩm bơ sữa ít béo khác.

- Chọn những loại thịt như gia cầm, cá, hay ăn đậu lăng, đậu đũa chứa nhiều protein từ thực vật.

- Khuyến khích uống nhiều nước

- Hạn chế đồ uống có ga, đường và muối hay chất béo bão hòa.

2. Nấu những món ưa thích lành mạnh hơn. Một vài công thức chế biến thức ăn khỏe mạnh cùng với những sự thay đổi nhỏ. Bạn nên thử nấu theo cách mới để mang lại hương vị khác lạ cho bé.

3. Loại bỏ những đồ ăn chứa nhiều calo. Hãy giảm dần các bữa ăn ở mức độ trung bình, giới hạn đồ ăn chứa quá nhiều chất béo, đường hoặc bim bim nhiều muối. Điều này giúp cho trẻ có được thói quen ăn uống tốt hơn. Nên cho trẻ ăn những đồ ăn ít béo, ít đường, calo chứa dưới 100:

- Táo cỡ trung bình

- Chuối cỡ trung bình

- Một tách nước việt quất

- Một tách nho

- Một tách nước cà rốt, súp lơ xanh

4. Giúp trẻ hiểu ra lợi ích của việc tập thể dục. Dạy trẻ việc hoạt động thể lực mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

- Kéo dãn xương

- Giảm huyết áp

- Giảm áp lực và lo lắng trong cuộc sống

- Tăng sự tự tin cho bản thân

- Kiểm soát cân nặng

5. Giúp trẻ năng động

Trẻ em và thanh thiếu niên nên thực hành ít nhất 60 phút mức độ trung bình khi hoạt động thể lực các ngày trong tuần. Bạn có thể đưa vào thói quen hàng ngày và khuyến khích trẻ tập cùng bạn. Một số hoạt động bao gồm: Nhảy dây, chơi bóng đá, bơi, nhảy...

6. Giảm thời gian ngồi một chỗ

Mặc dù trẻ cần đọc và làm bài tập rất nhiều. Bạn nên giới hạn thời gian trẻ chơi game, nhìn vào màn hình ti vi nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày. Theo Học viện Nhi của Hoa Kỳ không khuyến khích trẻ nhỏ dưới 12 tuổi xem ti vi. Khuyến khích trẻ tìm những hoạt động vui chơi với các thành viên trong gia đình để năng động hơn.

phòng ngừa béo phì cho trẻ

Duy trì cân nặng ở mức cân bằng vô cùng quan trọng

Bạn nên duy trì cân nặng ổn định cho trẻ ở một thời gian dài sẽ có ích hơn việc chỉ giảm cân trong thời gian ngắn. Hầu hết những trẻ em thừa cân khi được điều trị, điều chính là ngăn cản việc tăng cân quá nhanh, và cần giới hạn khi chúng bắt đầu tăng trưởng chiều cao.

Nhân tố giúp thành công trong tương lai

- Bao gồm bố mẹ và các chương trình điều trị theo chế độ ăn

- Hỗ trợ từ xã hội bằng các biện pháp can thiệp về chế độ ăn

- Hoạt động thể dục thường xuyên

Điều quan trọng là tiếp tục thay đổi hành vi, lối sống trở nên lành mạnh và duy trì cân nặng ở mức ổn định nhất.

Nguồn www.heart.org