Bí quyết “cắt đứt” nỗi lo đau dạ dày trong dịp Tết
Tết là dịp để mọi người quây quần, sum vầy bên mâm cơm gia đình. Nhưng đây cũng là thời điểm thuận lợi cho những cơn đau dạ dày khởi phát và tái phát với các triệu chứng như đau - nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi, đầy chướng bụng, buồn nôn, nôn sau khi ăn...
Bí quyết “cắt đứt” nỗi lo đau dạ dày trong dịp Tết
Vì sao đau dạ dày thường tăng “đột biến” vào dịp Tết?
Theo các chuyên gia y tế, đau dạ dày là một trong những bệnh thường gặp nhất khi Tết đến, Xuân về. Vào những ngày gần Tết và trong Tết, rất nhiều người phải đối mặt với các cơn đau dạ dày cùng các triệu chứng như đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi, đầy chướng bụng, buồn nôn, nôn sau khi ăn... Đặc biệt, viêm loét dạ dày mạn tính rất dễ tái phát trong khoảng thời gian này. Nguyên nhân là bởi Tết hội đủ các yếu tố làm cho cơn đau dạ dày khởi phát và tái phát. Cụ thể:
Do chế độ ăn uống với nhiều rượu bia, chất béo
Những chén rượu chúc Xuân, ly bia mừng năm mới, những bữa tiệc tất niên, tân niên sum họp gia đình với các loại đồ ăn nhiều chất béo (bánh chưng, giò, chả...), thực phẩm chua cay (hành muối, bò khô...) đều tạo điều kiện cho cơn đau dạ dày xuất hiện, nhất là với những người có tiền sử đau dạ dày mãn tính. Bởi lẽ, liên tục nạp những thứ “khó tiêu” này vào cơ thể trong thời gian ngắn khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa; kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn bình thường; tác động xấu đến niêm mạc dạ dày; gây viêm loét, ợ chua, đau bụng, nôn mửa, thậm chí là chảy máu dạ dày rất nguy hiểm. Ngoài ra, tình trạng ăn uống giờ giấc thất thường vào dịp Tết cũng góp phần khiến tình trạng đau dạ dày xuất hiện và tiến triển.
Do sinh hoạt thất thường
Bên cạnh việc ăn uống không điều độ, chế độ sinh hoạt thất thường vào dịp Tết như thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, khiến dạ dày làm việc mệt nhọc, dễ tái phát cơn đau. Việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê... gây ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị, làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.
Thời tiết lạnh
Ngoài ra, thời tiết giá rét, mưa phùn trong những ngày đầu xuân cũng tạo điều kiện cho cơn đau dạ dày tái phát. Theo số liệu thống kê y tế, có tới trên 70% số người viêm loét dạ dày có cơn đau trong mùa rét.
Đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến niềm vui ngày Tết mà còn có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày khi không được điều trị hiệu quả.
Bí quyết “cắt đứt” nỗi lo đau dạ dày, cho Tết vui trọn vẹn
Để tránh những cơn đau dạ dày cấp tính khởi phát và đau dạ dày mãn tính tái phát, cần diệt vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori - nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày) và tăng cường bảo vệ niêm mạc. Có một sản phẩm được xem là giải pháp hỗ trợ trị viêm loét dạ dày – tá tràng có vi khuẩn HP hiệu quả, dùng cho người đau dạ dày cấp và mạn tính, người có hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản do viêm dạ dày, tá tràng; người có các triệu chứng đau tức, chướng bụng do đầy hơi, khó tiêu.
Sản phẩm có sự phối hợp tối ưu của 3 loại thảo dược đã được công nhận hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày là Chè dây, Dạ cẩm và Lá khôi tía. Mỗi loại thảo dược với từng công dụng chuyên biệt kết hợp hài hòa tham gia quá trình trung hòa acid dịch vị, tiêu diệt vi khuẩn HP, chống viêm, giảm đau, làm liền vết loét hiệu quả.
Trong đó:
- Chè dây có tác dụng diệt vi khuẩn HP, giảm đau, giảm stress, giúp người bệnh ăn, ngủ tốt hơn.
- Lá Khôi tía có tác dụng chống viêm, làm liền vết loét, giảm đau, giảm tiết acid dịch vị.
- Dạ cẩm có tác dụng giảm viêm, giảm ợ chua, giảm buồn nôn.
Sử dụng sản phẩm kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ (tránh các thực phẩm quá nóng, lạnh, quá cay, mặn; hạn chế bia rượu, các chất kích thích; tăng cường bổ sung rau củ và thức ăn mềm...) chính là giải pháp hoàn hảo giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị và tránh tái phát viêm loét dạ dày, “cắt đứt” nỗi lo đau dạ dày để đón Tết Mậu Tuất vui khỏe trọn vẹn.
Sản phẩm này tiếp thu từ đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước do Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ – Nguyên Hiệu trưởng, Trưởng bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội – cùng các cộng sự thực hiện.
Không chỉ mang lại hiệu quả cao, sản phẩm này còn không gây tình trạng kháng thuốc, không gây tác dụng phụ nhờ được điều chế từ dược liệu thiên nhiên. Ngoài ra, nó còn giúp người bệnh ăn ngủ tốt hơn. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền và Bệnh viện 198 (Bộ Công an). Kết quả chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền cho thấy: 95,2% bệnh nhân hết đau thượng vị sau 3 tuần sử dụng sản phẩm; 100% bệnh nhân hết đau thượng vị sau 30 ngày; 95,5% bệnh nhân liền sẹo, thu nhỏ ổ loét hành tá tràng sau 30 ngày sử dụng sản phẩm. Sản phẩm giúp diệt vi khuẩn HP tương đương phác đồ điều trị bằng tân dược (AOC).
Theo SK&ĐS