Bí quyết bé khỏi mề đay không cần uống thuốc
Mề đay ở trẻ em là tình trạng dị ứng với thuốc hay thức ăn khiến trẻ bị mẩn ngứa. Bệnh không chỉ khiến các bé ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Nếu không chữa bệnh kịp thời, hoặc chữa sai thuốc còn khiến trẻ phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề.
Bí quyết bé khỏi mề đay không cần uống thuốc
Mề đay ở trẻ em là tình trạng dị ứng với thuốc hay thức ăn khiến trẻ bị mẩn ngứa. Bệnh không chỉ khiến các bé ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Nếu không chữa bệnh kịp thời, hoặc chữa sai thuốc còn khiến trẻ phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề. Bài viết dưới đây, Vicare sẽ giúp các bậc phụ huynh bí quyết bé khỏi mề đay mà không cần uống thuốc vô cùng an toàn và hiệu quả.
Bệnh mề đay ở trẻ là gì?
Mề đay là tình trạng xuất hiện các mảng sẩn đỏ, sưng, phù nề trên da gây ngứa ngáy, khó chịu. Hiện tượng mề đay diễn ra khi cơ thể giải phóng một chất trung gian hóa học có tên là histamine. Bệnh diễn ra khá phổ biến ở trẻ em vì cơ thể bé còn non nót, làn da mỏng manh, dễ mẫn cảm nên thường bị ứng.
Các nốt mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Nó khiến da bé nổi lên những đám màu đỏ giống như vết giống như muỗi đốt, phần da trung tâm màu nhạt và bao quanh bởi quầng đỏ. Bệnh thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày hoặc vài tháng. Gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé.
Mề đay là một bệnh lý khá phổ biến nhưng nó không phải là một bệnh lây lan. Nguyên nhân gây bệnh có thể do thực phẩm, thuốc, phấn hoa, thời tiết, bị côn trùng cắn... cũng có thể xuất hiện phản ứng dị ứng. Bệnh không gây nguy hiểm gì tới tính mạng nên cha mẹ có thể tự chữa trị cho bé tại nhà bằng những phương pháp dân gian mà không cần dùng thuốc.
Bí quyết bé khỏi mề đay không cần uống thuốc
1. Đắp khăn ướt, chườm lạnh
Đây là lời khuyên từ các chuyên gia về cách điều trị bệnh mề đay ở trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ đắp khăn ướt, chườm lạnh vào các khu vực bị ngứa trong 15 phút để làm dịu đi cảm giác ngứa ngáy. Nếu đang vào mùa hè, bạn có thể cho trẻ đi tắm bằng nước mát để làm sạch cơ thể. Sau khi tắm rửa sạch sẽ xong, bạn nên sử dụng thêm dung dịch calamine đổ ra bông gòn và xoa lên vùng da nổi mề đay của trẻ.
2. Sử dụng gừng
Có rất nhiều người sử dụng gừng để chữa dị ứng nổi mề đay. Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100g đường và 50g gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái nhỏ rồi bỏ vào nồi đất, đổ giấm và đường vào. Cho thêm một chút nước rồi đun nhỏ lửa, đến khi nào còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn bệnh thì thôi. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung gừng vào bữa ăn cho trẻ hoặc cắt gừng để thoa vào các vùng da bị ảnh hưởng cũng là một cách chữa mề đay hiệu quả.
3. Cây nha đam
Nếu bạn đắp nha đam lên vùng da bị sưng, ngứa của trẻ thì các triệu chứng mề đay sẽ biến mất nhanh chóng và không lây lan sang các bộ phận khác. Rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị 1 nhánh cây nha đam, bóc tách lớp vỏ bên ngoài và chỉ lấy phần thịt bên trong, đem ngâm với nước muối 10 phút. Sau đó lấy miếng nha đam đó đắp lên vùng da bị mề đay. Thực hiện mỗi ngày đến khi các dấu hiệu ngứa ngáy của trẻ thuyên giảm.
4. Lá khế
Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trị mề đay, rôm sẩy ở trẻ. Dể thực hiện phương pháp này, bạn nên chuẩn bị một nắm lá khế tươi cho vào chảo xao lên cho héo, để lá khế nóng ở nhiệt độ vừa phải tránh làm bỏng da trẻ, sau đó lấy nắm lá khế đã rang chà lên vùng da bị ngứa của trẻ. Thực hiện vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
Hoặc bạn nhặt lấy 200g lá khế chua, rửa sạch và vò nát. Đem nấu cùng 2 lit nước đun đến khi nào sôi thì cho thêm 2 thìa muối vào rồi tắt bếp. Đợi nước ấm thì lấy khăn bông sạch thấm thuốc nước rồi lau lên những vùng da bị ngứa của trẻ. Sau đó tắm lại bằng nước sạch và tránh để trẻ tiếp xúc với gió.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá khế rửa sạch, đun lấy nước cho trẻ uống hàng ngày cũng giúp điều trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả.
5. Bột yến mạch
Bột yến mạch có tính mát nên có thể giúp bé làm dịu đi cơn ngứa ngáy một cách hiệu quả. Bạn có thể cho bột yến mạch vào chậu tắm sau đó cho trẻ vào ngâm khoảng 10 – 15 phút, dùng khăn bông mềm kì cọ sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt ở các vị trí bị nổi mề đay. Sau đó tắm lại cho bé bằng nước sạch, lau khô người sau đó mới mặc quần áo cho trẻ. Thực hiện phương pháp trên mỗi ngày cho đến khi trẻ khỏi bệnh.
6. Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp trẻ có một hệ thống miễn dịch tốt hơn. Khi cơ thể khỏe mạnh, nguy cơ bị mắc các bệnh dị ứng mề đay cũng sẽ giảm đáng kể. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ nhiều vitamin C, protein có trong thực phẩm như cam, quýt, cà chua, dâu tây, ớt đỏ, quả mâm xôi và các loại rau xanh. Nếu trẻ bị nổi mề đay do thức ăn, bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa probiotic và acidophilus tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi bệnh mề đay có các dấu hiệu như:
- Mề đay xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể của trẻ sau khi bị côn trùng cắn, sau khi uống thuốc tây y hoặc do thực phẩm. Các nốt ngứa có biểu hiện sưng, viêm, nhiễm trùng,...
- Trẻ có các triệu chứng kèm theo như sốt, hôn mê, buồn nôn, nôn, đau bụng.
- Tay, chân, mí mắt và các khớp của trẻ bị sưng phù
- Trẻ biếng ăn, quấy khóc, cơ thể suy nhược, sút cân.
- Bệnh kéo dài trên 1 tuần mặc dù cha mẹ đã áp dụng các phương pháp chữa bệnh trên.
Khi đó bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.