Bị mụn nước ở môi bôi thuốc gì?

Mụn nước ở môi có nguyên nhân chủ yếu là do virus gây bệnh. Tình trạng này không chỉ gây ra mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Vậy bị mụn nước ở môi là gì? Bị mụn nước ở môi bôi thuốc gì?

Bị mụn nước ở môi bôi thuốc gì? Bị mụn nước ở môi bôi thuốc gì?

1. Dấu hiệu bệnh mụn nước ở môi

  • Dấu hiệu của bệnh rất dễ nhận thấy như: có cảm giác nóng, ngứa, đỏ da... sau đó trên da môi xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, tập trung lại thành từng đám trên môi hay ở xung quanh môi.
  • Những mụn nước này chứa đầy dịch, khi bị vỡ thì dịch bị chảy ra ngoài làm lây lan bệnh.
  • Bệnh nổi mụn ở môi có nguyên nhân là do virus Herpes simplex nhóm I.
  • Các triệu chứng kèm theo như có xuất hiện hạch cổ, hạch dưới hàm sưng to, sốt, đau nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau họng...
  • Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể thì chúng không gây bệnh ngay lập tức, mà chỉ khi cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng, sốt hoặc suy giảm hệ miễn dịch thì chúng mới tạo thành bệnh lý.
  • Sau 1-2 tuần, các mụn nước này sẽ tự khô đi, đóng vảy và lành lại mà không để lại sẹo. Trong trường hợp mụn nước bị vỡ, thì thời gian để đỏng vảy và lành lại là khoảng 10 ngày, các vết loét hay vết trợt sẽ làm tăng nguy cơ lây lan virus nhiều hơn.
  • Bệnh rất dễ tái phát khi có yếu tố thuận lợi, vì virus herpes simplex vẫn có thể tồn tại trong cơ thể kể cả khi các vết rộp biến mất.
  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 80% dân số có virus này nằm yên trong cơ thể nhưng chỉ có khoảng 25% phát bệnh, bệnh thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em, khi có điều kiện thuận lợi.
vicare.vn-bi-mun-nuoc-o-moi-boi-thuoc-gi-body-1

2. Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn rộp ở môi.

  • Có tổn thương ở môi ( khô môi, nứt nẻ môi, chấn thương, cắn vào môi khi ăn...)
  • Chấn thương ở răng, miệng, sốt, cảm cúm hay đang có mắc các bệnh về đường hô hấp trên.
  • Phụ nữ hành kinh, có thai.
  • Người suy nhược cơ thể, căng thẳng thần kinh, có chấn thương thể chất.
  • Giảm sức đề kháng, suy giảm miễn dịch.

3. Các phương pháp điều trị mụn rộp tại nhà

  • Bạn có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng, giúp làm sạch và êm dịu vết thương, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Bạn có thể tắm bằng nước ấm pha loãng với muối hoặc thuốc tím thật loãng.
  • Tránh tiếp xúc tay lên môi, không sử dụng mỹ phẩm hay đồ trang điểm lên vùng môi bị nổi mụn. Bạn có thể dùng son dưỡng môi có vaseline và chất chống nắng ( có chỉ số SPF >=15) để làm dịu các vết nứt.
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều rau xanh, củ quả. Hạn chế căng thẳng, lo âu.
  • Không chạm vào vùng có sang thương( có mụn nước, vết loét trợt) của mình vào người khác để tránh lây nhiễm.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: khăn mặt, bàn chải đánh răng, khăn tắm, ly, bát đũa, son môi.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi bôi thuốc.
  • Cần tránh các thực phẩm có chứa nhiều arginine vì chất này là nguyên nhân của chu kỳ tái sinh của virus herpes. Các thực phẩm hàng đầu chứa chất này: dừa, chocolate, đậu nành, cà rốt...
vicare.vn-bi-mun-nuoc-o-moi-boi-thuoc-gi-body-2

4. Bị mụn nước ở môi bôi thuốc gì?

Thuốc kháng virus: một trong 3 loại thuốc sau acyclovir, famcyclovir, valacylovir.

  • Những thuốc này có tác dụng làm rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm tái phát. Người bị ở mức độ nặng hay nhẹ đều nên dùng thuốc, dùng càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay khi xuất hiện biểu hiện đầu tiên ( ngứa, nóng rát, đỏ...).
  • Dùng liều cao ngay từ ngày đầu. Ví dụ như acyclovir mỗi ngày uống 2-3 lần và mỗi lần 400mg, mỗi đợt 5 ngày.
  • Riêng đối với những bệnh nhân có nhiễm HIV thì đợt dùng tối thiểu là 10 ngày, nếu sử dụng đường uống thì thuốc duy nhất được chọn đó là famcyclovir, trong trường hợp cần thiết thì có thể dùng acyclovir qua đường truyền tĩnh mạch, cách dùng cụ thể trong các trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định.
  • Trong trường hợp bị nặng, thuốc sẽ giúp giảm dần mức độ trầm trọng của bệnh.

Thuốc chăm sóc tại chỗ.

  • Trường hợp bệnh nặng hay nhẹ đều cần dùng tới, bao gồm cream kháng virus acyclovir 5%; các thuốc chống bội nhiễm (dung dịch povidin, dung dịch milian). Các thuốc này có tác dụng chống bội nhiễm, làm khô nhanh các vết trợt lở.

Thuốc ngăn ngừa tái phát.

  • Chỉ dùng thuốc ngừa tái phát thường xuyên và lâu dài. Cụ thể, dùng với những người mỗi năm tái phát từ 6 lần trở lên, phổ biến là dùng 6-18 tháng, khi nào bệnh dừng ở mức độ 1 năm tái phát dưới 2 lần thì dừng lại.
  • Dùng một trong 3 thuốc sau acyclovir, famcyclovir, valacylovir, tuy nhiên cần dùng liều thấp hơn so với đợt điều trị cấp tính( bằng khoảng 1 nửa đến 2/3).

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ. Vì vậy khi gặp phải tình trạng mụn nước trên môi thì bạn cần đi khám bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Với các thông tin vừa nêu trên đây, hy vọng bạn đọc đã có thêm hiểu biết về sử dụng thuốc khi bị mụn rộp ở môi. Cùng với điều trị thuốc, bạn cũng nhớ giữ cho mình một chế độ vệ sinh và ăn uống phù hợp để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

  • Bị nổi mụn nước ở mép môi, phải làm sao?
  • Cách chữa trị mụn rộp ở môi
  • Uống thuốc trị mụn bị khô môi là triệu chứng gì?