Bị mọc mụn vùng kín khi mang thai có phải bị sùi mào gà không?
Thai kỳ là khoảng thời gian mà mẹ bầu cần phải cẩn trọng nhiều nhất, bất cứ một dấu hiệu bất thường nào cũng đủ khiến mẹ bầu cảm thấy bất an, trong đó có mọc mụn vùng kín. Nhiều chị em lo lắng, mọc mụn vùng kín khi mang thai có phải bị sùi mào gà hay không? HoiBenh sẽ giúp các chị em tìm hiểu rõ hơn về điều này.
Bị mọc mụn vùng kín khi mang thai có phải bị sùi mào gà không?
Thai kỳ là khoảng thời gian mà mẹ bầu cần phải cẩn trọng nhiều nhất, bất cứ một dấu hiệu bất thường nào cũng đủ khiến mẹ bầu cảm thấy bất an, trong đó có mọc mụn vùng kín. Nhiều chị em lo lắng, mọc mụn vùng kín khi mang thai có phải bị sùi mào gà hay không? HoiBenh sẽ giúp các chị em tìm hiểu rõ hơn về điều này.
Những lo ngại khi mọc mụn vùng kín
Do những thay đổi về hormone nên trong thời gian mang thai, chị em thường gặp phải nhiều vấn đề có liên quan đến phụ khoa. Một trong những vấn đề đó là trường hợp bị mọc mụn ở vùng kín. Nhiều chị em thấy có dấu hiệu ngứa ngáy, mụn nổi và lo lắng mình đã bị mắc bệnh sùi mào gà – bệnh phụ khoa nguy hiểm đối với các mẹ bầu.
Nguyên nhân của mụn mọc ở vùng kín khi mang thai có rất nhiều, nó khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đau nhức hoặc ngứa ngáy. Mẹ bầu có thể lưu ý đến một số nguyên nhân khiến vùng kín bị mọc mụn như sau:
Bị viêm nhiễm âm đạo kéo dài
Khi mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo kéo dài thì sẽ thấy vùng kín của mình bị ngứa ngáy, mọc mụn, khí hư (huyết trắng) bất thường. Bệnh này khám chữa cũng đơn giản, chỉ cần kịp thời đi khám là được.
Có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà
Đây là bệnh xã hội có khả năng lây lan cao qua đường tình dục. Nếu sùi mào gà trong quá trình mang bầu, khả năng em bé bị lây nhiễm từ mẹ cũng rất cao, mẹ có thể sẽ sinh non hoặc thậm chí có thể khiến bị sảy thai.
Bị mắc bệnh mụn rộp sinh dục
Gần giống với sùi mào gà, mụn rộp sinh dục cũng là bệnh xã hội có lây lan qua đường tình dục và có khả năng khiến thai nhi bị ảnh hưởng nếu như không xử lý đúng. Bệnh gây ra hiện tượng mọc mụn ở vùng kín khi mang bầu, mụn này có chứa mủ, dễ gây ra những ổ loét và dễ lây rộng sang những bộ phận khác.
Khi mọc mụn ở vùng kín, không những sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng trực tiếp mà còn có thể gây ra những tác động xấu tới thai nhi. Một số nguy cơ mà mẹ phải đối mặt như:
- Sức khỏe xuống cấp, hệ miễn dịch kém hơn.
- Bị ngứa, đau, có nguy cơ bị nhiễm trùng, lở loét khi các vết mụn vỡ ra.
- Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo âu hoặc bất an.
- Có nguy cơ bị sinh mổ rất cao, gặp nguy cơ bị sinh non, sảy thai.
- Con dễ bị lây bệnh trong những trường hợp mẹ mắc phải bệnh xã hội.
- Trẻ khi sinh ra thường dễ mắc các bệnh có liên quan đến đường hô hấp, mắt, hệ thần kinh...
Mọc mụn vùng kín khi mang thai có phải bị sùi mào gà?
Khi bị mọc mụn vùng kín, chị em cũng đừng có quá lo lắng và tự cho mình là bị sùi mào gà. Nhưng nếu như khi mọc mụn ở vùng kín, chị em còn có những dấu hiệu như dưới đây thì cần đến bệnh viện khẩn trương để chắc chắn xem mình có đúng mắc phải bệnh xã hội nguy hiểm kia hay không:
- Bỗng dưng ở cơ quan sinh dục lại xuất hiện u nhú, mụn thịt. Các u nhú và mụn thịt này có màu hồng nhạt, nó thường mọc đơn lẻ hoặc mọc dày thành từng đám lớn như hoa mào gà.
- Về cơ bản, mụn thịt sùi mào gà sẽ không gây ngứa ngáy hay cũng không hề đau đớn gì cho các mẹ, có chăng thì chị em sẽ bị chảy dịch mủ và chảy máu khi chạm mạnh.
- Những mụn thịt này sẽ xuất hiện chủ yếu ở trên cơ quan sinh dục của nữ giới, cụ thể là ở hai bên môi lớn, môi nhỏ, ở vùng âm hộ, cổ tử cung...
Hy vọng với nội dung như trên, chị em đã giải đáp được thắc mắc “mọc mụn vùng kín khi mang thai có phải bị sùi mào gà hay không?”. Khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín (không riêng gì nghi ngờ bị sùi mào gà), chị em nên khẩn trương tới bệnh viện để gặp bác sĩ chuyên khoa để khám chi tiết, kịp thời chữa trị. Không nên chủ quen, ngại ngùng để tránh bệnh kéo dài hơn, sẽ khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và có những biến chứng khó lường.