Bị hóc xương cá để lâu có nguy hiểm không?
Cá là nguồn thực phẩm cực kỳ quan trọng trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Do vậy mà hóc xương cá là “tai nạn” phổ biến mà bất cứ ai khi ăn uống bất cẩn cũng có thể gặp phải không chỉ riêng có trẻ em. Khi bị hóc xương dù nhỏ hay lớn cũng sẽ gây ra cảm giác đau đớn và mắc ở cổ khó chịu. Để hiểu thêm học xương cá để lâu có nguy hiểm không?
Bị hóc xương cá để lâu có nguy hiểm không?
Cùng HoiBenh theo dõi một số thông tin sau.
Bị hóc xương cá để lâu có nguy hiểm không?
Nếu bạn bị hóc xương cá nhưng chỉ là loại xương nhỏ thì sẽ không gây cảm giác khó chịu và việc xử lý cũng đơn giản hơn. Nhưng nếu đó là xương to và còn sắc nhọn thì rất có thể bị nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản. Đã có rất nhiều trường hợp vì bị mắc xương cá to để lâu ngày không xử lý được mà làm thủng động mạch, áp xe màng phổi dẫn đến tử vong.
Hóc xương dễ xảy ra ở những đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người ăn cá khi say xỉn/không tỉnh táo, người có thói quen ăn nhanh/ nhai không kỹ. Bị hóc xương cá, bạn sẽ thấy đau. Nhưng trẻ nhỏ sẽ không thể biết mình bị hóc xương cá và mô tả triệu chứng cho ba mẹ dẫn đến mảnh xương bị kẹt lại trong cổ họng lâu ngày.
Khi hóc xương cá lâu ngày, có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Rát cổ kéo dài
- Ho không dứt, không giảm khi uống thuốc
- Khó nuốt, khó thở
- Đau ngực
- Khạc ra máu
Như vậy, nếu bạn còn băn khoăn hóc xương cá để lâu có nguy hiểm không thì cần lưu ý ngay những dấu hiệu trên để khẩn cấp xử lý hóc xương cá.
Làm gì khi bạn bị hóc xương cá?
Đa số ai bị mắc xương cá cũng sẽ có thói quen ăn một miếng cơm to hoặc nuốt theo thức ăn để xương theo đồ ăn trôi xuống. Tuy nhiên mẹo chữa hóc xương cá lâu ngày này không được khuyến khích vì nó rất nguy hiểm, có từng người xương cá trôi xuống nhưng có người lại bị đâm thủng động mạch ở thực quản và không xử lý được.
Lời khuyên là khi bị hóc xương cá, việc bạn cần làm là cố gắng ngừng động tác nuốt để tránh nguy cơ xương cá đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương hơn. Cố gắng nôn ọe sớm càng tốt nhưng tránh móc họng vì dịch axit có thể làm cháy thanh quản gây phù nề hoặc khiến người bệnh khó thở. Sau đó, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán đúng “bệnh”. Bác sĩ có thể thực hiện nội soi, chụp X-quang, thậm chí chụp CT để tìm nguyên nhân gây đau, khó nuốt hay xác định vị trí hóc xương cá lâu ngày và có hướng xử lý.
Bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo sau nếu xương cá nhỏ:
- Chữa hóc xương bằng vỏ cam hoặc chanh
Khi bị hóc xương cá hãy tìm vỏ cam hoặc vỏ chanh rửa sạch ngậm trong miệng vì vỏ cam hoặc miếng chanh có tác dụng tức thì sẽ làm xương cá mềm và tan vào nước bọt. Lưu ý là chúng ta nên bóc sạch hạt chanh để tránh nuốt hạt vào bụng.
- Chữa hóc xương bằng vitamin C
Sử dụng vitamin C để chữa hóc xương, đây là mẹo khá hay và dễ làm được ngay, chúng ta ngậm 1 viên vitamin C sẽ khiến miếng xương cá dễ mềm và tan ra theo dịch vị.
- Mẹo chữa hóc xương bằng tỏi và đường
Trong gian bếp nhà bạn chắc hẳn luôn có sẵn các gia vị này, khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào và nhanh chóng chữa sớm. Nếu bạn bị hóc xương cá vào bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.
Sau khoảng 1-2 phút bạn sẽ hắt hơi và bắt đầu nôn ra, khi đó xương cá cũng sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại khi bị hóc xương bên trái với lỗ mũi bên phải. Còn với đường bạn có thể cho chút đường vào ngậm trong miệng một lúc thì miếng xương cũng tự động trôi đi.
Những lời khuyên khi ăn để tránh bị hóc xương cá
Xương cá rất nguy hiểm nên khi ăn bạn cần phải thật cẩn thận để không bị mắc xương cá, tránh để xảy ra các tình huống đáng tiếc. Hãy tham khảo một vài lời khuyên sau đây:
- Khi ăn cơm với cá không nên nói chuyện và cười đùa.
- Trước khi ăn cá nên cẩn thận gỡ xương to và xương dăm nếu được.
- Nhai thật kĩ khi bạn ăn cá.
- Không nên trộn cá với cơm hoặc bún; ăn riêng từng thứ để dễ phát hiện xương
- Chúng ta nên cá thành từng miếng nhỏ để có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy những mảnh xương nhỏ.
- Không vội vàng khi bạn ăn cá có nhiều xương, nhai thật kỹ
- Khi cho trẻ nhỏ ăn cá cha mẹ cần phải cẩn thận dùng tay lấy hết xương, tránh xương nhỏ.
Trên đây là những mẹo chữa hóc xương cá lâu ngày có hiệu quả mà bạn nên biết. Cá là một loại thực phẩm bổ dưỡng, và hầu hết có mặt trong những bữa ăn gia đình. Vì thế không thể tránh được những tình huống hóc xương cá. Hãy lưu ý những thông tin trên để đảm bảo cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Xem thêm:
- Xử lí thế nào khi bị hóc xương cá?
- Cách xử lý khi trẻ bị hóc xương cá vô cùng hữu hiệu
- Ăn cá tốt cho sức khỏe của bạn